Với niềm yêu thích và có chút hiểu biết về khảo cổ học, ông Nguyễn Thế Vinh (SN 1949), một nông dân tại thôn 6, xã Nhân Cơ (huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông) đã dày công sưu tầm và hiện có hơn 2.000 cổ vật của thời tiền sử.
Ông Vinh kể về các loại cổ vật thời kỳ đồ đá với niềm ham mê, hứng thú

"Có duyên" với cổ vật

Ông Nguyễn Thế Vinh xuất thân từ một gia đình có truyền thống chơi đồ cổ nổi tiếng tại tỉnh Nam Định. Được tiếp xúc với những cổ vật ngay từ thuở ấu thơ, cùng với sự đam mê, ông Vinh có sự hiểu biết hơi rõ về những hiện vật văn hóa qua các thời kỳ.

Tìm hiểu thêm : dai ly banh tay Maison Chance

Theo lời ông Vinh kể, những năm 1976, ông đã tiếp cận và nghiên cứu các tài liệu, sử sách viết về thời kỳ đồ đá. Sau thời gian phục vụ trong quân ngũ, ông trở về, lập gia đình và quây quần ở tỉnh Đồng Nai. Trong khoảng thời gian này, ông tiếp tục đi tham quan các bảo tàng trưng bày các hiện vật về thời kỳ đồ đá cũ. Chính điều này đã giúp ông có thêm đa dạng kiến thức quý giá để hiểu biết về giá trị của các loại cổ vật.
Năm 2002, do cuộc sống khó khăn, thiếu đất sản xuất nên ông bàn với vợ con lên Tây Nguyên lập nghiệp và dừng chân ở thôn 6, xã Nhân Cơ (Đắk R’lấp) bây giờ.

Lập nghiệp ở vùng đất mới, những tưởng câu chuyện về cổ vật sẽ chìm vào quá khứ, nhưng “cái duyên” với cổ vật cứ bám riết lấy ông như một định mệnh. Ông Vinh nhớ lại: “Khi tôi thôi nghĩ về cổ vật để chuyên tâm phát triển kinh tế thì cổ vật lại tìm đến với tôi. Năm 2006, trong lần thuê máy móc dọn dẹp 1,5 ha đất để trồng cà phê, tôi như “phát điên” khi thấy máy đào được những hòn đá phát ra âm thanh như tiếng kêu của kim loại. Ngay lập tức, tôi nhận định đây là những mảnh đá đã có sự tác động của bàn tay con người”.

Quả thật, khi tận mắt chứng kiến những mảnh đá gồ ghề, thô kệch, chúng tôi còn hoài nghi đây có thực sự là công cụ đá của thời tiền sử hay không và lấy cơ sở gì để chứng minh điều đó? Không để chúng tôi phải chờ đợi lâu, ông Vinh liền giải thích là những thứ này không phải là loại đá tự nhiên.

Để có sự thuyết phục, ông Vinh chứng minh bằng cách cầm chiếc dùi gỗ gõ lên bề mặt của những tấm đá mà ông gọi là “chiêng đá” thì nó vang lên những âm thanh khác nhau y hệt tiếng vang của chiếc chiêng đồng mà đồng bào thường sử dụng bây giờ. “Âm thanh phát ra từ những "chiêng đá" cứ như sóng nước tầng tầng, lớp lớp nối đuôi nhau lan rộng”, ông Vinh khẳng định.

Tham khảo : nhà nghỉ Đắk Nông Nhà May Mắn

Sống trên di chỉ văn hóa

Theo ông Vinh, từ manh mối là bộ “chiêng đá” kiếm được đầu tiên, ông tiếp tục mở rộng tìm kiếm khắp các con suối, bờ bụi quanh vùng. Điều mà ông hạnh phúc nhất là sau hơn 11 năm say mê tìm kiếm như một nhà khảo cổ học, hiện nay ông đã sở hữu được hơn 2.000 cổ vật bao gồm: chum, rùa đá, rìu, cuốc, vòng cổ…

Ông Vinh chia sẻ: “Cho đến tận hôm nay, tôi cũng không thể ngờ rằng ngay trên khu vườn nhà mình lại có thể tồn tại nhiều cổ vật thời tiền sử như vậy. Tất cả những cổ vật mà tôi tìm kiếm được nằm ở độ sâu khoảng 10-50cm, rải rác trong bán kính 200m. Tại đây, tôi thấy có rất nhiều loại đá khác nhau như: đá vôi, đá bán quý, đá thạch anh…nên nhận định có thể nơi đây từng là một xưởng chế tác đồ đá của người tiền sử”.

Tuy nhiên, để có sơ sở khoa học, ông Vinh cất giữ cẩn thận cũng như đem một số mẫu vật tìm gặp các nhà nghiên cứu khảo cổ học ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội để nhờ họ phân tích, đánh giá. Điều ông vui mừng hơn nữa là các chuyên gia khảo cổ đều cho biết, những mảnh đá mà ông tìm được chính là rìu đá, cuốc đá, mảnh tước, đồ trang sức… có niên đại từ 3.500 - 4.000 năm về trước.

Ông Nguyễn Thế Vinh thông báo những phát hiện đồ đá của mình về Bảo tàng Đắk Nông. Sau đó những thông tin và hiện vật do ông phát hiện đã được đưa vào cuốn sách có tựa đề: “Những phát hiện về khảo cổ năm 2007” do Nhà xuất bản Từ điển bách khoa phát hành. Di chỉ khảo cổ học Đắk R’tíh ở thôn 17, xã Nhân Cơ (nay là thôn 6), cách quốc lộ 14 khoảng 7km về phía Đông được (Từ điển bách khoa) lấy tên địa danh Đắk R’tíh - tên một con suối lớn ở khu vực này.

Di chỉ nói trên nằm trên một sườn đồi, cạnh ngã ba suối Đắk R’tíh, xung quanh bao bọc bởi rẫy cà phê, điều… Bề mặt di chỉ là đất bazan, ngay ở một số bồn cà phê có nhiều mảnh gốm lộ ra. Xung quanh nhà ông vinh, đoàn khảo sát đã phát hiện dọc theo taluy xẻ dọc sườn đồi có tầng văn hóa dày 0,3-0,5cm với những mảnh gốm ken thành lớp lẫn với đá nguyên liệu.

Phía dưới chân đồi, nơi gần bờ suối có nhiều mảnh gốm phát lộ. Dựa vào địa tầng và di vật, các nhà khảo cổ nhận định di chỉ này thuộc thời hậu kỳ đá mới – sơ kỳ Kim khí. Di chỉ khảo cổ học Đắk R'tíh (rộng khoảng 2.000m2) đã được các nhà khảo cổ tham mưu cho chính quyền địa phương sớm có biện pháp quy hoạch, bảo vệ.

Ấp ủ ước mơ trưng bày cổ vật

Trong những năm qua, ông Vinh đã đón tiếp rất nhiều chuyên gia khảo cổ cho đến những người dân quanh vùng tò mò, hiếu kỳ đến tham quan, tìm hiểu. Trong đó, có các chuyên gia nổi tiếng về khảo cổ học như Tiến sĩ Nguyễn Gia Đối của Viện Khảo cổ học Việt Nam đến vào năm 2006; thạc sĩ Nguyễn Hải Đăng, Viện Khoa học xã hội Việt Nam đến vào năm 2010. Ngoài ra, ông Vinh cũng đón tiếp nhiều đoàn sinh viên ngành khảo cổ học của Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn TP. Hồ Chí Minh đến tìm hiểu.

Với ông Vinh, những cổ vật mà ông tìm kiếm được như là “đứa con tinh thần”. Càng sưu tầm được nhiều thì ông càng thấy vui và hạnh phúc vì mình đã làm được những việc có ý nghĩa để góp phần bảo tồn văn hóa. Tuy nhiên, ông Vinh còn ấp ủ một ước mơ lớn lao là trưng bày những cổ vật này cho mọi người được biết.

Ông Vinh nói: “Một vài năm nữa, khi không còn sức lao động, đời sống khá giả, tôi dự định về lại tỉnh Đồng Nai xây một gian nhà để trưng bày những cổ vật có niên đại hàng ngàn năm này cho nhiều người dân có nhu cầu đến tham quan, tìm hiểu. Qua đó, góp phần gìn giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa của cha ông để lại”.

Trung tam nuoi day tre - Nhà May Mắn

Địa chỉ: 19A, Đ. Số 1, Kp 9, P. Bình Hưng Hoà A Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hotline : 090 906 2528

Web site nhà nghỉ có hồ bơi ở HCM Nhà May Mắn : https://maison-chance.org/shop