Nhịp Điệu Lân Vui Xuân 2015 NTSC DVD5 (mkv)

Phóng sự đặc biệt

<div style="text-align: center">
(Tú Trinh, RainBow)

Ratings: 7.7/10​</div>
Thông tin phim. Click HERE:



[SPOILER]
<div style="padding-left: 30px"><div style="padding-left: 30px">Múa lân: Phong tục dân gian đặc sắc trong các ngày lễ, Tết. Xuân về, Tết đến nếu chỉ có mai vàng, đào hồng, bánh chưng, mứt kẹo… mà không có tiếng trống múa lân thì sẽ thiếu đi cái không khí vui tươi rộn ràng của ngày Tết. Múa lân là một phong tục dân gian đặc sắc mang lại không khí tưng bừng, náo nhiệt của nhân dân ta trong ngày lễ lội. Múa lân được xem là loại hình văn nghệ dân gian với nhiều ý nghĩa tượng trưng nhất: chúc phúc, thịnh vượng, thanh bình và may mắn.
Review phim


Múa lân - sư - rồng

Múa lân: Phong tục dân gian đặc sắc trong các ngày lễ, Tết
Xuân về, Tết đến nếu chỉ có mai vàng, đào hồng, bánh chưng, mứt kẹo… mà không có tiếng trống múa lân thì sẽ thiếu đi cái không khí vui tươi rộn ràng của ngày Tết. Múa lân là một phong tục dân gian đặc sắc mang lại không khí tưng bừng, náo nhiệt của nhân dân ta trong ngày lễ lội. Múa lân được xem là loại hình văn nghệ dân gian với nhiều ý nghĩa tượng trưng nhất: chúc phúc, thịnh vượng, thanh bình và may mắn.



Từ xa xưa, lân là một linh vật, thường được đặt tại nơi tôn nghiêm ở các đền đài, lăng tẩm vua chúa, ở các đình chùa. Do vậy, đầu lân và các điệu múa đều thể hiện sức mạnh, sự oai phong lẫm liệt. Vì thế múa lân phải giỏi võ, có thể lực tốt, sức dẻo dai để chịu dựng được thời gian biểu diễn kéo dài.

Ông địa bụng phệ, tay cầm quạt lá, mang mặt nạ, miệng cười rộng toét, hai hàm răng to đều, biểu hiện cho sự vui tươi, lạc quan và trù phú. Ông địa chỉ huy con lân, bảo gì lân cũng phải làm theo. Tuy nhiên, để có nhiều tiết mục hấp dẫn, lạ mắt người xem, đội trưởng đoàn lân thường sắp xếp để lân khi thì bướng bỉnh, lúc nghịch ngợm khó bảo, nhưng đoạn kết bao giờ cũng răm rắp nghe theo lời sai bảo của ông địa.

Tương truyền kể rằng: cách đây gần ba nghìn năm vào lần đầu tiên lân xuất hiện. Mỗi năm nó xuất hiện trên đất liền một lần, bắt người và thú vật ăn thịt, gieo rắc kinh hoàng cho khắp làng xa, xóm gần. Nhân dân kêu than, cúng vái và tìm nhiều cách diệt trừ nó nhưng đều thất bại. Trước một giống vật lạ vừa hung dữ, vừa mạnh bạo, con người tưởng đã chịu bó tay. Song, một ngày kia, có ông thổ địa xuất hiện, miệng cười toe toét, hiền hòa, tay cầm linh chi thảo nhử lân. Lân đi theo ông và ông đã dạy cho lân biết ăn cỏ. Lạ thay, ăn xong lân thuần tính, quy phục ông địa và biết nhảy múa làm vui cho mọi người. Dân chúng hò reo mừng rỡ, cuộc sống thanh bình trở lại. Từ đó trong dân gian truyền tụng: “Kỳ lân xuất thế, thiên hạ thái bình”. Về sau, hàng năm vào các ngày lễ, lân đều xuất hiện. Có điều là xuất hiện của nó lần này đều mang đến cho mọi người nhiều may mắn, làm ăn phát tài phát lộc.

Thông thường, một đội lân có khoảng từ 15 đến 25 người. Mỗi người một công việc gồm: Một quản trò, mấy anh lo trống, phèng la và khoảng 15 người múa. Thường một đám múa lân diễn ra khoảng 30 phút thì phải đổi phiên cả mươi lần. Những người múa lân thường là các võ sinh được luyện tập lâu ngày, kinh qua cả những bài võ lân dẻo dai, khéo léo. Sau đám múa lân, bỏ bộ đồ lân xuống là họ biểu diễn luôn mấy bài quyền, roi, kiếm, côn, song đao… phục vụ quan khách làm không khí ngày lễ hội càng thêm hào hứng, vui nhộn. Ngoài nghệ thuật múa lân, còn có nghệ thuật múa rồng, múa phượng rất hấp dẫn và độc đáo. Mỗi nghệ thuật múa là nét phong tục dân gian đặc sắc.

Trải qua bao thế hệ, múa lân (múa sư tử) đã được xã hội hóa để phục vụ và đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng. Ngoài các ngày lễ Tết, lân còn xuất hiện trong các dịp khai trương thương hiệu, các buổi lễ động thổ, liên hoan hoặc chào đón khách quý nước ngoài với tư cách là những con vật thuộc bộ tứ linh (Long – Lân – Quy – Phụng) mang lại điềm lành, tạo bước khởi đầu tốt đẹp, thuận lợi. Vì vậy, múa lân không thể thiếu trong các bgày vui xuân đón Tết và các ngày lễ hội lớn của dân tộc.

---------------------------------------------------------------
Múa lân sư rồng ?


Múa lân sư rồng là một môn nghệ thuật múa dân gian đường phố có nguồn gốc từ Trung Quốc, thường được biểu diễn trong các dịp lễ hội, đặc biệt là Tết Nguyên Đán và Tết Trung Thu, vì ba con thú này tượng trưng cho thịnh vượng, phát đạt, hạnh phúc, hanh thông...

Múa Lân - Sư - Rồng không những là nghệ thuật trong dân gian mà còn là sự tranh tài với nhau giữa các đội múa. Tùy theo không gian rộng hay hẹp, tùy theo ý nghĩa của dịp lễ hội, đội Lân-Sư-Rồng biểu diễn từng bài, từng cách múa cho phù hợp. Có thể phối hợp múa lân với sư, múa lân với rồng hoặc phối hợp cả ba thể loại với nhau.

Trong màn trình diễn múa lân, sư, rồng, không thể thiếu Ông Địa, một người bụng phệ (do độn vải) mặc áo dài đen, tay cầm quạt giấy to phe phẩy, mang mặt nạ ông địa đầu hói tròn cười toe toét đi theo giỡn lân, giỡn khách xem múa hoặc mua vui cho gia chủ. Ông Địa được cho là hiện thân của Đức Di Lặc, một vị Phật lúc nào cũng tươi vui hiền lành. Truyền thuyết kể rằng Đức Di Lặc đã hóa thân thành người và chế ngự được một quái vật (con lân) từ dưới biển lên bờ phá hoại. Đức Di Lặc hóa thân thành người, gọi là ông Địa, lấy cỏ linh chi trên núi cho quái vật ăn và hàng phục được nó, biến nó thành con thú ăn thực vật. Từ đó, mỗi năm ông Địa lại dẫn nó xuống núi chúc Tết mọi người, chứng tỏ quái thú đã thành thú lành, cái ác trở thành cái thiện. Ông Địa và con lân đi đến đâu là giáng phúc tới đó nên nhà nào cũng hoan hỉ treo rau xanh và giấy đỏ đón chào. Sau này, người có tiền thường treo giải bằng tiền buộc trong một miếng vải đỏ, treo cùng bắp cải hoặc rau xanh. Lân phải trèo lên cao lấy bằng được "thức ăn" này. Tất nhiên, ông Địa không cùng trèo với Lân mà chỉ cùng lân múa, phe phẩy chiếc quạt to, ru lân ngủ hoặc đánh thức lân dậy. Cảnh ông Địa vuốt ve lân và lân mơn trớn ông Địa, thể hiện được tình cảm và sự hòa hợp sâu sắc giữa loài vật và loài người trong một bầu không khí thanh bình, hoan lạc.

Ở Việt Nam và Trung Quốc vào dịp Tết Trung Thu có tục múa lân. Ở Miền Bắc Việt Nam và ở Trung Quốc thường gọi là múa sư tử (Chữ Hán: 舞獅. Pinyin: wǔshī. Tiếng Anh: Southern Lion Dance) mặc dù sư tử thì không có sừng. Tuy nhiên, các ghi chú bằng Chữ Nôm trên các bức tranh “Cóc Múa Lân” thuộc dòng Tranh Đông Hồ lại ghi là “Phụng Lân” (Chữ Nôm: 奉麟).

Lân có hai loại: loại có sừng và không sừng.
Lân không sừng giống hổ là biểu tượng của tháng giêng. Đầu lân không sừng dùng để múa, thường dính vào sau gáy một miếng vải đỏ, viết chữ Vương lớn và đậm nét, mình lân có vòng đen.
Lân có sừng chỉ có một sừng chính giữa nên còn gọi là kỳ lân, đầu tròn lớn, màu thân giống màu đầu lân, hay được sử dụng để múa nhất.

Múa lân ngày Tết tại Chợ Tàu Paris


Lân chỉ chế tạo cái đầu thật công phu, còn mình là vải thêu, viền rất khéo. Có loại lân đặc biệt, nửa giống lân, nửa giống rồng, nhưng ít xuất hiện trong các buổi diễn.

Đám múa lân thường gồm có một người đội chiếc đầu lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Đầu lân có một đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất phất theo nhịp múa của lân. Ngoài ra còn có trống thanh la, não bạt, đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm côn đi hộ vệ đầu lân và quan trọng nhất không thể thiếu đó là ông Địa. Thường đội lân đánh trống vang xóm và nhà nào có treo thưởng thì đội lân sẽ đến múa chúc vui, tiền thưởng thường treo trên cao, có khi buộc trên cành tre cao, đội lân sẽ đôn người lên cho lân há miệng ngoạm lấy (có khi làm thang là một cột thép dựng đứng để lân leo). Thường phần thưởng càng lớn thì treo càng cao, đội lân càng có nghề càng thích phần thưởng treo cao, xem như một thách thức các đội lân khác, đồng thời qua đó chứng tỏ tài nghệ của đội để thu hút các gia chủ khác. Nhưng trong nhà có người già thì phần thưởng lại được treo thấp dù có giá trị cao, chắc tránh cho lân gặp phải nguy hiểm xem như gia chủ để phước. Ông địa phải vào nhà vái chào người già, gia chủ, sau đến giỡn chơi hoặc làm hề cho trẻ em vui, nếu gia chủ tỏ ý muốn mời thì đoàn lân sẽ vào, sau khi lân ngậm được tiền, lân gục gặc đầu cảm tạ thì ông địa lại vái chào cảm ơn gia chủ trước khi đoàn lân qua nhà khác.



"Độc chiếm ngao đầu" - Một con lân biểu diễn, thể hiện tài tả xung hữu đột, tiến thoái nhịp nhàng, bộ pháp hùng dũng, nhảy cao, trèo giỏi, tượng trưng cho cái uy, cái dũng của một mãnh tướng, một hảo hán, một vị anh hùng.
"Song hỉ" - Hai con lân cùng biểu diễn, thể hiện niềm hân hoan khoan khoái, tâm đầu ý hợp như loan với phụng, như vợ với chồng, như đất trời và âm dương tương hợp.
"Tam Tinh" - Ba con lân hợp múa với ba màu vàng, đỏ, đen, thể hiện những điều cầu nguyện của mọi người đạt được điều lành, ba điều tốt là Phúc, Lộc, Thọ.
"Tam Anh" - Ba con lân cùng múa, diễn tả Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi vừa hùng dũng, vừa có chí lớn, vừa thương yêu, gắn bó với nhau hơn cả anh em ruột thịt cho đến chết.
"Tứ Quý hưng long" - Bốn con lân cùng múa, gồm bốn đầu lân trắng, vàng, đỏ, đen (hoặc xanh), tượng trưng cho bốn mùa, bốn phương, bốn hiện tượng trong trời đất, diễn tả sự sung mãn, trường thọ, mạnh khỏe và hạnh phúc.

Múa sư tử


Múa sư tử thì khác múa lân, người múa núp kín thân mình trong bụng sư tử giả và sư tử thì không có sừng. Một tiết mục múa sư của người Hoa gồm 4 người: 2 người múa, 1 người đánh trống, 1 người cầm quả cầu. Trống trong múa Sư được đánh theo nhịp khác với múa Lân, người ta gọi nhịp trống trong múa Sư là nhịp trống Bắc Kinh.

Múa rồng

Múa rồng của người Hoa xuất hiện muộn hơn múa lân và muá sư. Trước khi có điệu múa rồng còn có điệu múa loan hoàng và phượng hoàng nhưng ít phổ biến bằng (loan là mái, phượng là trống). Lúc đầu múa Rồng chỉ xuất hiện trong tết Nguyên Tiêu và các dịp lễ hội sau vụ thu hoạch mùa thu. Múa Rồng xuất hiện trong người Hoa ở Việt Nam vào khoảng những năm 1944-1945 do ông Trần Bồi, một chủ cơ sở sản xuất xà bông Trung Nam ở Sa Đéc, vốn là nguồn gốc Phước Châu (Phúc Kiến), nơi được coi là cái nôi của nghệ thuật múa rồng, tổ chức đội múa từ các thanh niên công nhân trong xưởng của ông. Múa rồng có rất nhiều điệu khác nhau, người ta cho rằng có đến hơn 30 điệu. Rồng được chia thành ba loại: * Rồng tơ được chế tạo bằng vải gắn chặt vào cây cứng để múa, * Rồng tròn được làm bằng giấy cứng, có bụng tròn và dài, * Rồng cứng chỉ dùng để rước, khiêng, chứ không để biểu diễn. Múa lân hoặc Sư chỉ cần hai người, nhưng múa Rồng thì phải có nhiều người tập rất công phu để thể hiện được các động tác đồng bộ khi rồng uốn khúc, rồng phóng tới, rồng đảo lại. Múa rồng cần ít nhất 6 người, hoặc nhiều cũng đến 20-30 người cùng điều khiển con rồng phô diễn thần oai.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ở Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều đội múa lân sư rồng, gồm có các đội nổi tiếng lâu năm như: Phúc Kiến, Nhơn Nghĩa (người Quảng Đông), Ninh Giang (người Hẹ), v.v. Người Quảng Đông sở trường múa lân còn gọi là Nam Sư; người Triều Châu sở trường múa sư còn gọi là Bắc Sư; người Phúc Kiến sở trường múa rồng. Và còn nhiều hội quán lân sư rồng ở các quận, huyện khác. Hoạt động lân sư rồng được duy trì và phát triển đều đặn hằng năm.

--------------------------------------------------
Nghệ Thuật Múa Lân


Múa Lân ngày tết là một trong những mỹ tục mang tính nghệ thuật, đã du nhập vào Việt Nam lâu đời và ngày nay rất được thịnh hành tại tất cả các vùng Đông Nam Á-Châu, cũng như các nước có Hoa kiều và kiều bào Việt Nam sinh sống. Ngoài ra hầu hết ai cũng đều tin rằng, trong những ngày Tết Nguyên Đán, nếu được Lân tới nhà giúp vui thì bao nhiêu chuyện xui xẻo, buồn bực của năm cũ cũng sẽ tan biến trước cái uy Vũ phi thường của Lân, đồng thời mùa Xuân hạnh phúc may mắn dào dạt tới với mọi nhà, mọi người theo nhịp trống múa Lân và nụ cười duyên dáng cầu tài của Thần Thổ Đia.

Vốn là con vật biểu thị cho sự thịnh trị, thái bình và sự no ấm của muôn nhà, nên múa Lân ngày càng trở nên phổ biến không những trong dịp tết Trung thu mà còn trong Tết Nguyên đán và các dịp khai trương, lễ lạc.

Đoàn múa lân thường gồm có một người đội chiếc đầu lân và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Đầu lân có một đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất phất theo nhịp múa của lân. Ngoài ra còn có trống thanh la, não bạt, đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm côn đi hộ vệ đầu lân và quan trọng nhất không thể thiếu đó là ông Địa. Thường đội lân đánh trống vang xóm và nhà nào có treo thưởng thì đội lân sẽ đến múa chúc vui, tiền thưởng thường treo trên cao, có khi buộc trên cành tre cao, đội lân sẽ đôn người lên cho lân há miệng ngoạm lấy (có khi làm thang là một cột thép dựng đứng để lân leo). Thường phần thưởng càng lớn thì treo càng cao, đội lân càng có nghề càng thích phần thưởng treo cao, xem như một thách thức tài nghệ của đội Lân, đồng thời qua đó chứng tỏ tài nghệ của đội để thu hút các gia chủ khác. Nhưng nếu trong nhà có người già thì phần thưởng lại được treo thấp dù có giá trị cao, để tránh cho lân gặp phải nguy hiểm se gặp sự không may cho gia chủ đầu năm. Ông địa phải vào nhà vái chào người già, gia chủ, sau đến giỡn chơi hoặc làm hề cho trẻ em vui, nếu gia chủ tỏ ý muốn mời thì đoàn lân sẽ vào, sau khi lân ngậm được tiền, lân gục gặc đầu cảm tạ thì ông địa lại vái chào cảm ơn gia chủ trước khi đoàn lân qua nhà khác.

"Độc chiếm ngao đầu" - Một con lân biểu diễn, thể hiện tài tả xung hữu đột, tiến thoái nhịp nhàng, bộ pháp hùng dũng, nhảy cao, trèo giỏi, tượng trưng cho cái uy, cái dũng của một mãnh tướng, một hảo hán, một vị anh hùng.

"Song hỉ" - Hai con lân cùng biểu diễn, thể hiện niềm hân hoan khoan khoái, tâm đầu ý hợp như loan với phụng, như vợ với chồng, như đất trời và âm dương tương hợp.

"Tam Tinh" - Ba con lân hợp múa với ba màu vàng, đỏ, đen, thể hiện những điều cầu nguyện của mọi người đạt được điều lành, ba điều tốt là Phúc, Lộc, Thọ.

"Tam Anh" - Ba con lân cùng múa, diễn tả Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi vừa hùng dũng, vừa có chí lớn, vừa thương yêu, gắn bó với nhau hơn cả anh em ruột thịt cho đến chết.

"Tứ Quý hưng long" - Bốn con lân cùng múa, gồm bốn đầu lân trắng, vàng, đỏ, đen (hoặc xanh), tượng trưng cho bốn mùa, bốn phương, bốn hiện tượng trong trời đất, diễn tả sự sung mãn, trường thọ, mạnh khỏe và hạnh phúc.

---------------------------------------------------
Múa lân - nghiệp chơi đầy đam mê


Khó xác định được múa lân- một trò chơi dân gian xuất hiện ở Phú Yên khi nào, nhưng đã thành lệ, hằng năm, các đội lân ở khu vực trung tâm TP Tuy Hòa bắt đầu khai lân vào 12/8 (âm lịch) và chơi cho đến hết đêm rằm trung thu, còn ở khu vực thôn quê thì có nơi khai lân sớm hai ngày. Thư ngỏ được phát đi từ đầu mùa trăng, lịch biểu diễn cũng đã lên sẵn nhưng ngày khai lân, các đội thường múa khai hàng tại các ngã ba, ngã tư đường phố hay đầu làng, cùng chung mục đích trình diễn và phô trương tài nghệ để câu thêm khách.

Tại TP Tuy Hòa có hơn 10 đội lân “tư nhân”, hầu như phường nào cũng thành lập từ 1-2 đội. Không kém phần hoành tráng so với những đoàn lân của các chùa, các đội lân phường do các nhóm thanh thiếu niên sáng lập cũng khá qui mô và bài bản, không chỉ tạo sân chơi mà còn góp phần giữ gìn nét đẹp văn hóa dân gian của người Á Đông.

Trung thu năm nay, Đội Song lân Trần Hưng Đạo (phường 4, TP Tuy Hòa) tròn một tuổi, thành viên của đội gồm hơn 30 thanh thiếu niên ở phường 4. Dù mới thành lập nhưng hầu hết các thành viên cốt cán trong đội đều là những tay chơi có nghề, có thâm niên nhiều năm chơi ở các đội lân lớn của thành phố. Đội lân do anh Trần Văn Hội (26 tuổi), người có hơn 10 năm trong nghề, làm đội trưởng. Anh Hội cho biết: “Hồi còn nhỏ xíu tôi đã tham gia các đội lân trong thị xã. Nhờ vậy mà rành hết các ngón nghề, vai nào tôi cũng có thể biểu diễn được”. Anh tâm sự, khi đã đam mê nghệ thuật này thì không thể bỏ được, nên mặc dù bận việc làm ăn nhưng khi anh em trong khu phố đề nghị thành lập đội lân của phường, anh xúc tiến ngay.

Một đội lân khác, tuy không lớn bằng các đoàn lân ở trung tâm TP Tuy Hòa, nhưng đội Song lân Hoàng Vũ ở khu phố 2, phường Phú Lâm (TP Tuy Hòa) lại có bề dày truyền thống 10 năm nay. Không cần chiêu mộ, năm nào cũng có những thành viên mới (tuổi đời từ 15 – 25) xin gia nhập, đảm bảo đủ đội hình cho đội lân. Điều rất lạ ở đoàn lân này là khi hỏi đội trưởng hoặc bầu sô của đội là ai, cả đội cứ chỉ qua chỉ lại, rồi cuối cùng thống nhất chỉ định anh Trần Thái Nguyên (26 tuổi), phụ trách đánh trống làm đội trưởng. Lý giải điều này, anh Nguyên cho biết: “Đội lân này do các thế hệ đàn anh thành lập nên, ngón nghề cũng do mấy anh truyền lại. Tụi em đều là những người kế thừa nên cũng chẳng có ai là đội trưởng hay bầu sô. Thành viên của Song lân Hoàng Vũ ai cũng có trách nhiệm góp tiền để đầu tư trang thiết bị. Mãn mùa trung thu, tiền cát-xê thu được chia trả lại cho các “cổ đông”, còn dư bao nhiêu thì tổ chức liên hoan vui vẻ với nhau… Và chỉ có thế”, Nguyên cười xòa.

NGHỀ CHƠI CŨNG LẮM CÔNG PHU

Theo các đội lân, kinh phí đầu tư mua sắm đạo cụ, trang phục cho một đội lân ngốn khoảng 20 triệu đồng. Tốn kém nhất là đầu lân, tiêu tốn không dưới 10 triệu và phải mua ở tận TP Hồ Chí Minh. Mua về rồi, phải bỏ công gia cố thêm cho chắc chắn và sau đó là trang trí thêm nhiều họa tiết để con lân thật sặc sỡ, đẹp mắt.

Việc sắm sửa đạo cụ cho đội lân ngày nay đã bớt nhọc công so với trước vì mọi thứ đều bán sẵn. “Nhớ lại mấy năm trước, muốn làm bộ lông cho con lân, phải mua dây nhựa về tướt trong mấy ngày trời, đầu ngón tay đứa nào cũng sưng vù. Nhưng ngược lại, bây giờ việc đầu tư vào các màn múa kỳ công hơn trước rất nhiều. Để chuẩn bị chơi 3 đêm, các đội lân đã phải khổ luyện, tập dượt trong suốt 20 ngày ròng”, Trần Văn Hội kể.

Anh Nguyễn Ngọc Sơn (41 tuổi) ở khu phố 5, phường 4 (TP Tuy Hòa) là người chơi lân từ những năm 1990 cho biết: “Ngày xưa múa lân khá đơn giản, không như nay các đội lân đã chuyên nghiệp hóa và có sự đầu tư chu đáo. Cách thức, nghệ thuật múa lân bây giờ cũng cách tân rất nhiều so với trước đây. Điều này cũng dễ hiểu vì ngày nay các em dễ có cơ hội tiếp cận, học hỏi nghệ thuật múa lân các nơi”. Ngoài ra, theo các đội lân để cải tiến, nâng cao kỹ năng, nghệ thuật trình diễn anh em cũng bỏ công sức để “tầm sư học đạo” ở các đội lân chuyên nghiệp. Đôi khi phải cử người đi xem các đội lân khác biểu diễn để “học lỏm”.

Sự hơn nhau giữa các đội lân là ở nghệ thuật Mai hoa thung - tiết mục biểu diễn của lân trên “cọc trụ hoa mai” ở một độ cao nhất định khác với “múa bộ” - múa lúc lân đã xuống núi - đây là tiết mục thể hiện đẳng cấp của mỗi đội lân. Ngoài diễn đạt các trạng thái xúc cảm, người múa lân- tạm gọi là vũ sinh- còn phải tỏ rõ sự già dặn về trình độ võ thuật của mình qua việc thực hiện các bộ tấn có cự ly dài ngắn khác nhau với độ cao khác nhau. Mỗi cọc thung biểu thị cho một ngọn núi và con lân khi băng qua núi đồi, khe vực nhấp nhô đó phải thể hiện đủ các cung bậc cảm xúc. Thường mỗi đội lân có từ 4-6 vũ sinh chuyên đảm nhận màn biểu diễn này. Họ là những thành viên giỏi nhất và dễ gặp nguy hiểm nhất, vì nếu không có kỹ thuật tốt rất dễ bị té ngã. Vì là tiết mục thể hiện đẳng cấp của đội, nên khoản tiền thưởng cao hay thấp đôi khi cũng phụ thuộc vào màn biểu diễn Mai hoa thung này. Nhiều gia chủ thấy màn biểu diễn này đẹp mắt họ sẽ yêu cầu biểu diễn lần nữa và tất nhiên họ cũng hào phóng móc hầu bao.

“Để có thêm sự độc đáo “không đụng hàng” này, năm nay đội lân chúng tôi đã “độ” thêm một vài chi tiết lắt léo trên giàn thang- cọc thung và sáng tạo thêm một vài động tác biểu diễn mới để biểu diễn đẹp mắt hơn”, trưởng đội Song lân Trần Hưng Đạo Trần Văn Hội cho biết.

chuyện cạnh tranh giữa các đội lân mấy năm nay đã không còn xảy ra, nhờ các đội lân nghĩ ra phương pháp phát thư ngỏ và làm cờ hiệu. Khi gia chủ nhận lời mời và đã bố trí thời gian để đội lân đến biểu diễn, trước đó vài giờ đội lân sẽ cử người đến cắm cờ hiệu trước cửa nhà gia chủ. Thấy có cờ hiệu, các đội lân khác mặc dù cũng được nhận lời mời của gia chủ đó nhưng phải đợi khi nào đoàn lân cắm cờ hiệu đến múa xong và gỡ cờ hiệu đi mới được vô múa. Anh Nguyễn Văn Trung (30 tuổi), thành viên đội Song lân Trần Hưng Đạo cho biết: “Luật này đã được thống nhất và được các đội lân thực thi một cách nghiêm túc nên không xảy ra tình trạng tranh giành khách hàng”.

Thỉnh thoảng, các đội lân cũng tổ chức thi tài, để xem đội nào biểu diễn đẹp hơn. Chuyện thi thố tưởng chỉ là biểu diễn nhẹ nhàng nhưng xem ra vô cùng khó, vì các đội phải đổi giàn thung cho nhau. Chính sự khác nhau của giàn thung của mỗi đội nên nếu đội nào có kỹ năng tốt thì sẽ múa được trên giàn thung của đội bạn. Còn ngược lại, chuyện té ngã không tránh khỏi.

VUI LÀ CHÍNH

Trần Nhất Linh (15 tuổi), thành viên của đội Song lân Hoàn Vũ, cầm cây gậy tung hứng và lắc lư rất điệu nghệ theo nhịp trống cắc tùng tùng. Nhìn nét mặt rạng rỡ của Linh đủ biết niềm đam mê, hạnh phúc của em khi được các anh lớn cho thủ vai Tề thiên Đại thánh. Linh như tâm sự: “Em gia nhập đội lân này đã hai Tết Trung thu, em đam mê lắm. Còn gì thích hơn khi được thủ vai nhân vật em yêu thích trong phim Tây Du Ký”.

Còn đối với Nguyễn Văn Trường, dù hiện đang học ở trường Cao đẳng Nghề nhưng tới mùa lân vẫn tranh thủ học một buổi, một buổi về nhà để tham gia Đội lân Hội trường (phường Phú Lâm): “Dù đã qua tuổi thiếu niên nhưng mỗi khi tới mùa trung thu, tiếng trống lân vẫn cứ rộn ràng, thúc dục trong lòng”, Trường cười nói.

Theo lời của các thành viên đội lân thì mặc dù những phong bì tiền thưởng cũng có sức hấp dẫn lớn, nhưng xét cho cùng nó đơn thuần là “một trò chơi có thưởng”, không ai có ý nghĩ vào đội lân là để kiếm tiền. “Năm nào ngon lành sau khi trừ chi phí, tiền thưởng còn dư cũng chỉ đủ chia anh em mỗi đứa vài trăm ngàn bỏ túi tiêu. Còn thường thì chỉ đủ để anh em tổ chức liên hoan vì đi múa lân vui vẫn là chính”. Trần Thái Nguyên của đội Song lân Hoàn Vũ cho biết.

Còn Nguyễn Văn Trung, đội Song lân Trần Hưng Đạo, kể chuyện bi hài: “Năm ngoái đội lân tụi tôi đi huyện Tuy An múa rong nhưng không may gặp mưa dầm dề nên ế thê thảm. Trên đường “rút quân” về nhà, cả đội phải chia nhau mỗi đứa nửa ổ bánh mì để cầm hơi”. Trung cũng cho biết đã có nhiều đội lân lớn phải rã bèng chỉ vì một mùa trung thu… “mất mùa”.

Có thể nói, đây là cái “nghiệp” của những ai đã từng ôm đầu lân tung hoành trong nhịp trống cắc tùng, đã là nghiệp, cứ đeo bám hoài khó dứt.

--------------------------------------------------------

Múa lân thời hiện đại


Khó có thể xác định chắc múa lân (miền Bắc gọi là múa sư tử) xuất hiện ở xứ ta từ lúc nào, nhưng trong nghệ thuật tạo hình truyền thống lân xuất hiện khá phổ biến:

hoặc đứng một cặp trước các đền, miếu, lăng mộ hoặc thống thuộc vào bộ tứ linh (long, lân, qui, phụng) để biểu thị điều chúc tụng kiết tường như ý: lân mẫu xuất lân nhi (cha mẹ cao quí sinh quí tử), sư tử hí cầu (đạt được sở nguyện); hoặc ám chỉ điềm lành (lân hiện thái bình), thánh nhân ra đời... Đó cũng là ý nghĩa của bản thân hoạt động múa lân, sư tử.



Thật ra truy cứu từ tục lệ múa lân của các địa phương ở Trung Quốc ta thấy có các mục la hán hí sư tử, tiểu hòa thượng hí sư, A Phổ thọ tinh (ông thọ) và các vai phụ (la hán, chú tiểu, ông thọ) nói trên đều bắt nguồn từ vai hề trong hình thức múa na (múa đeo mặt nạ) của tín ngưỡng Saman giáo. Khi du nhập vào Nam bộ, nơi tín ngưỡng thờ thổ địa thịnh hành, nên các vai phụ trong múa lân (mà có lẽ phổ biến là vai chú tiểu) được gọi chết tên là ông địa.
Ở đây địa là thần linh bản thổ, bản xứ đảm nhận việc dẫn đường cho lân - biểu tượng cho điềm lành.

Xu hướng chung trong tiến trình phát triển của múa lân tuy vẫn còn đảm bảo tính chất hài hòa của võ và văn, song càng lúc càng ngả qua phong cách võ nhiều hơn văn và tích hợp những hình thức biểu diễn của các trò tạp kỹ, mãi võ khác. Thịnh hành là các tiết mục Thất tinh bản nguyệt, Mai hoa thung, Trúc thanh, Chồng la hán, Song sư.



Thất tinh bản nguyệt: Người Hoa tin rằng ai thấy được chùm sao Thất tinh (Thiên vương) vây quanh Mặt trăng thì sẽ giàu có. Và ngay lúc đó, nếu ước nguyện điều gì thì được mãn nguyện. Từ đó nảy sinh ra tiết mục Thất tinh bản nguyệt có tính tạp kỹ, diễn viên bước nhanh trên bảy cái siêu gốm xếp theo đồ hình của chùm sao Thất tinh, bao quanh một chậu nước (hay quả dưa hấu) tượng trưng cho Mặt trăng.

Lân bỏ bộ múa, lần lượt bước qua bảy cái siêu đó sao cho đẹp mắt, gọn gàng... và không làm vỡ các siêu gốm. Tiết mục này đòi hỏi một kỹ thuật về bộ tấn chính xác mà nhẹ nhàng, tức phải có một trình độ võ thuật cao siêu. Chính vì vậy mà tiết mục này không phổ biến trong đội lân, và đến nay hầu như đã không còn phổ biến. Thay vào đó là tiết mục lân múa trên mai hoa thung.

Mai hoa thung là tiết mục biểu diễn của lân trên “cọc trụ hoa mai”, tức trên một độ cao nhất định khác với “múa bộ” - tức múa lúc lân đã xuống núi. Mai hoa thung là tiết mục mới. Cho đến những năm sau 1975, chỉ có đội Quốc Oai Đường mới diễn múa trên mai hoa thung và kế đó là các đội Nhân Nghĩa Đường, Tinh Anh, Hồng Anh...

Múa trên mai hoa thung biểu thị con lân còn ở trên núi cao. Nó phải băng qua núi thấp đồi cao để tìm linh dược hoặc rong chơi đây đó. Mỗi cọc thung biểu thị cho một ngọn núi và con lân băng qua núi đồi, khe vực nhấp nhô đó phải thể hiện đủ các trạng thái xúc cảm: hỉ, nộ, ai, ái, ố, kinh, nghi, thụy, tỉnh.

Các vũ sinh múa đầu và múa đuôi phải phối hợp động tác ăn ý, thể hiện cho được lúc nào lân ngủ (thụy), lúc nào lân thức (tỉnh). Ngoài diễn đạt các trạng thái xúc cảm, vũ sinh còn phải tỏ rõ sự già dặn về trình độ võ thuật của mình qua việc thực hiện các bộ tấn có cự ly dài ngắn khác nhau với độ cao không chừng. Đó là chưa kể các chiêu thức tổng hợp để thực hiện các bước nhảy liên hoàn ngoạn mục: vừa tiến đó lại bất ngờ thoái bộ, vừa bước qua bên tả, lại liền trở bộ qua bên hữu, vừa tấn tới trực chỉ vừa vu hồi...

Múa trên mai hoa thung là tiêt mục thể hiện tuyệt kỹ của mỗi đội lân. Đặc điểm để nhận ra đẳng cấp của mỗi đội lân là chiều dài của giàn thung và độ cao của các cọc thung. Giàn thung ngắn nhất là 10m và giàn thung dài nhất hiện nay là 25m. Về độ cao, cọc thấp nhất là 0,8m và cao 2m đã được coi là cao, nhưng cao nhất không quá 3m.

Người múa bít bùng trong lốt con lân, khó nhìn được bao quát các tuyến múa, các điểm dừng (đầu cọc) trên đường lui tới, phải dai sức, vừa phải định được thần mới làm chủ được động tác diễn chính xác mà còn đạt được chất hoa mỹ. Đó là kết quả của việc luyện công, luyện khí, luyện thần và cộng vào đó là một phần năng khiếu thiên bẩm.

Trúc thanh là trò dùng một cây tre cao thang cho lân leo lên ăn cờ (lấy tiền thưởng). Tuy nhiên nó còn là trò tạp kỹ, các đội lân có thể cùng một lúc diễn từ hai, ba đến bốn cây trúc thanh, bố cục theo đồ hình song song đăng đối, tứ trụ hay thành hàng dọc để múa. Các vũ sinh luôn phải chú ý đến nhịp trống nhạc để phối diễn ăn ý tạo thành một màn diễn chung nhằm tạo hiệu quả nghệ thuật tổng hợp.

Các vũ sinh không chỉ trèo lên và tụt xuống, mà còn múa trên đỉnh cao của trúc thanh: hoặc nằm ngang ở thế “tỉnh trụ” trên ngọn tre mà đảo người tứ hướng, hay nằm theo thế “quá thiên cầu” rồi cột chân vào trụ theo thế “câu cước” mà diễn trên thân tre...

Ông địa


Hễ có múa lân là có ông địa - một vai phối diễn phổ biến.

Hình tướng của ông địa múa lân không giống với hình tướng của thần Thổ địa ở tranh tượng thờ và cũng không giống với diễn viên ông địa trong tuồng hài cúng miêu - gọi là chặp địa nàng - hay ông địa trong tiết mục Ông địa dâng liễn của lễ cúng kỳ yên ở đình làng.

Địa trong múa lân mang mặt nạ tròn đầy đặn, miệng cười rộng ngoác đến mang tai, mắt lớn, má lúm đồng tiền và nốt ruồi duyên bên má. Chính hình tướng hoan hỉ này nên có ý kiến cho rằng địa là phiên bản của Phật Di Lặc.


Tập hợp các chiêu thức độc đáo trên ngọn tre và cách buông mình chuồi xuống đất... làm cho Trúc thanh là một tiết mục tạp kỹ hồi hộp và hào hứng, biểu thị trình độ, sự khổ luyện của võ sinh và cũng là danh tiếng của võ đường, của môn phái. Do đó tiết mục Trúc thanh càng lúc càng được đổi mới với những trò diễn lạ, có trình độ cao hơn trước.

Lân chồng la hán (Điệp la hán) có lẽ xuất xứ từ tiết mục Lân thượng đài tức lân leo lên ba, bốn cái bàn chồng lên nhau theo một đồ hình nào đó. Cũng có ý kiến cho rằng đây là kỹ thuật chồng hai, ba, hay bốn lớp người lên thành một khối thuộc loại nghệ thuật gọi là “lực kỹ” và mục đích thực tiễn của nó trong múa lân là nhằm cho con lân đứng được ở một độ cao cần thiết để ăn cờ (lấy thưởng) đôi với trường hợp cờ chỉ treo ở một độ cao vừa phải, không cần sử dụng đên tiết mục trúc thanh.

Tuy xuất phát từ mục đích nào thì đến nay, đây là tiết mục diễn có nhiều sáng tạo mà tài nghệ tập trung ở việc thể hiện các tư thế chồng người độc đáo, lạ và đẹp mắt.

Song sư (lân múa với lân): Có lẽ tiết mục này nhằm chức năng chúc tụng kiết tường, thể hiện quan niệm âm dương hòa hợp bằng điệu múa hai con lân (song sư) có màu sắc khác nhau (biểu thị giới tính khác nhau) cùng giao hòa tương đắc thuận thảo. Chính vì vậy, điệu múa này còn gọi là song hỉ. Còn có điệu lân múa dưới cầu theo cốt truyện: lân đi qua cầu nhìn thấy bóng mình dưới nước, tưởng có con thú lạ nên nhảy xuống đánh nhau.

Nói chung Song sư chủ vào tính chất tài hoa: đẹp về dáng vẻ, vũ đạo, vào sự linh hoạt ở phong cách oai vũ, hùng hồn: động tác mạnh khỏe, bạo liệt với câu đồ vũ đạo chuyển đổi dứt khoát, đột ngột. Đối với các đội lân thì chiêu thức thường được hình thành trên các bộ pháp của môn phái mình. Tất nhiên, để thể hiện được hình tướng, động tác, tâm cảnh toàn bích, cũng có đội đã vận dụng một cách tổng hợp những sở trường của nhiều môn phái.

Số đội lân chuyên nghiệp ở TP.HCM lên đến hàng trăm. Có đội tập hợp đến cả trăm thành viên. Hệ thống tiết mục của múa lân gồm một tập hợp múa - diễn - tạp kỹ, diễn tấu nhạc gõ và biểu diễn võ thuật. Do đó, phát triển múa lân có nghĩa là phát triển các bộ môn khác và giá trị tổng hợp là sự hun đúc tinh thần thượng võ.

HUỲNH NGỌC TRẢNG

Hình tướng lân

Lân trong múa lân có hình tướng khác với con lân trong quan niệm truyền thống (thân hươu, đuôi trâu, móng ngựa, sừng là u thịt cứng): ngoài cái sừng độc nhất thì lân trong múa lân thay vì móng đề lại là móng trảo, lại có hai vòi râu dài, dáng vẻ dữ dằn, răng nanh nhọn, khác với quan niệm lân là nhân thú hiền lành.

Thực tế trong giới múa lân ở Chợ Lớn, đầu lân có ba dạng chính: miêu hình (mèo), hổ hình, hổ báo hình. Lại xem lân là một trong tứ linh nên phải hội đủ các thành tố của bốn con vật thiêng.

Chẳng hạn: sừng, hai tai và đuôi phải kết hợp thành hình tướng con rùa (qui); rồng biểu hiện ở đường kéo dài từ khóe miệng ra tận quai hàm, cuộn thành song long, với mỗi xúc tu của lân là một con rồng...

Nói chung, tạo hình lân là việc tổ hợp những đặc điểm của tứ linh để đạt được những phong thái và uy linh mà không xa lạ với nhãn giới truyền thống của cộng đồng.​[/SPOILER]
<div style="padding-left: 30px"><div style="padding-left: 30px"> Genre............: Documentary / Lion Dance
Distributor......: Rainbow Ent. (Hollogram)
Year.............: 2015
Country..........: Viet Nam
Director.........:

Source...........: DVD9 Retail
DVD Format.......: NTSC
DVD Size.........: DVD5
Programs Used....: Not my rip
Video Bitrate....: 6 124 Kbps
Screen Format....: Widescreen
Audio Language...: Vietnamese
Audio Format.....: AC-3
Subtitles........:

Menu.............: [x] Untouched
[ ] Stripped

Video............: [ ] Untouched
[x] Re-encoded

DVD Extras.......: [ ] Untouched
[ ] Re-encoded
[ ] Stripped
[x] None on source​</div></div>


</div>
</div>




Dung lượng: 4.1 GiB




Link đã được ẩn: Bạn click nút Like để lấy link download nhé.




.o0o Tổng hợp phim TÀI LiỆU - Khoa Học - Lịch sử - Documentary o0o.

.o0o Tổng hợp Phim/Tài liệu có chủ đề Việt Nam o0o.

View more random threads: