Discovery: Anatomy of an FA-18 2005 720p HDTV DD2.0

Siêu tiêm kích Ong Bắp Cày FA-18

<div style="text-align: center">
{Phụ đề tiếng Việt}

(Discovery Channel)

Ratings: 8.8/10​</div>
Thông tin phim. Click HERE:



[SPOILER]
<div style="padding-left: 30px"><div style="padding-left: 30px">F/A-18 Hornet là một loại máy bay phản lực chiến đấu hiện đại đa năng được thiết kế để sử dụng tấn công các mục tiêu cả trên không trung và mặt đất. Ban đầu, nó được hãng McDonnell Douglas thiết kế vào thập niên 1970 để sử dụng cho Hải quân Hoa Kỳ và Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, sau đó, thiết kế được Boeing tiếp nhận và phát triển thêm để sử dụng cho cả không quân một số nước. Nó cũng được dùng là máy bay biểu diễn trong đội Blue Angels (Hải quân Hoa Kỳ) từ năm 1986. Nhiệm vụ chính của nó là hộ tống máy bay ném bom, bảo vệ hạm đội, tiêu diệt lực lượng phòng không của đối phương, ném bom chiến thuật, yểm trợ mặt đất và trinh sát. Nó có tính linh hoạt và khả năng tin cậy cao.
Review phim


F/A-18E/F Super Hornet là một phiên bản cải tiến nâng cao từ F/A-18, được thiết kế để bổ sung chức năng cho Hornet trong Hải quân Hoa Kỳ. Boeing F/A-18E/F Super Hornet là một máy bay tiêm kích hoạt động trên tàu sân bay kiêm máy bay tấn công, được bắt đầu hoạt động trong biên chế các đơn vị của Hải quân Hoa Kỳ vào năm 1999. Hiện nay loại máy bay này cũng được Không quân Hoàng gia Australia đặt mua. F/A-18E/F Super Hornet có kích thước lớn và hiện đại hơn so với F/A-18C/D Hornet.
Super Hornet là một phiên bản có kích thước lớn và hiện đại hơn được phát triển từ F/A-18C/D Hornet. Super Hornet được Hải quân Mỹ đặt mua của hãng McDonnell Douglas vào năm 1992, nó bay lần đầu tiên vào tháng 11 năm 1995, hạ cánh lần đầu tiên trên tàu sân bay vào năm 1997 và đi vào hoạt động chính thức vào năm 1999. Hiện nay Super Hornet bao gồm 2 phiên bản là F/A-18E một chỗ và F/A-18F hai chỗ.

-------------------------------------------

https://vi.wikipedia.org/wiki/McDonnell_Douglas_F/A-18_Hornet
https://vi.wikipedia.org/wiki/Boeing_F/A-18E/F_Super_Hornet
Mỹ sẽ dùng tiêm kích F/A-18E/F vào mục đích gì?
Ngày 8/4, Hải quân Mỹ đã thử nghiệm thành công phiên bản nâng cấp của tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet. Thành công này sẽ quyết định đến tương lai của F/A-18E/F.

Theo hãng Boeing, phần hiện đại hóa quan trọng nhất trên F/A-18E/F Advanced Super Hornet (mệnh danh là “Siêu ong Bắp cày”) là việc lắp đặt bình xăng hòa nhập khí động trên thân và khoang vũ khí tích hợp cứng treo ngoài máy bay. Nhờ trang bị trên, phiên bản nâng cấp F/A-18E/F sẽ có hiệu năng tác chiến cao hơn và tầm hoạt động rộng hơn.

F/A-18E/F cũng được trang bị động cơ, thiết bị điện tử trên khoang nâng cấp mạnh mẽ hơn và radar mảng định pha chủ động hàng không. Ngoài ra, việc lắp đặt thiết bị sục sạo hồng ngoại giúp “Siêu ong Bắp cày” có thể phát hiện và phân loại mục tiêu theo tín hiệu nhiệt của đối phương.


Tiêm kích F/A-18 Hornet

Việc thử nghiệm F/A-18E/F thành công đã hứa hen tương lai tươi sáng cho loại tiêm kích này. Hiện nay, Hải quân Mỹ đang có kế hoạch dùng F/A-18E/F để thay thế cho các máy bay “Tia chớp” F-35C trong giai đoạn cắt giảm chi tiêu quân sự, Phó chủ tịch chương trình F/A-18E/F của Boeing Mike Gibbons cho biết hồi tháng 4/2013 tại Hội nghị ba ngày về hàng hải, hàng không và vũ trụ được Hải quân Mỹ tổ chức tại Maryland.

“Chúng tôi không cố gắng để thay thế F-35C”, ông này nói với các phóng viên sau hội nghị. "Chúng tôi chỉ cố gắng để cung cấp các giải pháp cho Hải quân để họ thấy rằng những máy bay như thế nào là phù hợp hơn."

F-35 là dự án quân sự đắt đỏ nhất thế giới của Hoa Kỳ, ước tính khoảng gần 400 tỷ đôla để mua tổng cộng 2.443 chiếc máy bay loại này. Hải quân Mỹ có kế hoạch mua khoảng 260 máy bay F-35C trang bị cho lực lượng mặt đất và lực lượng hàng không hải quân.

F/A-18 E/F Super Hornet là tiêm kích đa năng 2 động cơ được phát triển trên cơ sở F/A-18 Hornet. F/A-18 Hornet được nghiên cứu chế tạo từ những năm 1970 và đưa vào trang bị từ đầu những năm 1980. F/A-18 Hornet có các phiên bản chính là F/A-18A/B/C và D.

Phiên bản Super Hornet gồm 2 phiên bản nhỏ hơn là F/A-18E một chỗ ngồi và F/A-18F hai chỗ ngồi. Super Hornet có chuyến bay đầu tiên vào năm 1995 và đưa vào trang bị cho Hải quân Mỹ từ năm 1999 để thay thế cho loại máy bay Grumman F-14 Tomcat.

Phiên bản F/A-18 Hornet được xuất khẩu sang rất nhiều nước như Australia, Canada, Phần Lan, Kuwait, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ và cả Malaysia. Tuy nhiên, phiên bản Super Hornet cho đến nay chỉ được xuất khẩu cho Australia.

Chỉ số chung của phiên bản Super Hornet là dài 18,31 m, sải cánh 13,62 m và cao 4,88 m. Trọng lượng rỗng của máy bay là trên 14 tấn và trọng lượng cất cánh tối đa là gần 30 tấn. Máy bay loại này được trang bị 2 động cơ General Electric F414-GE-400 và có thể đạt tốc độ tối đa 1,8M.

Về vũ khí, Super Hornet có 1 pháo 20 mm M61 Vulcan ở đầu. Máy bay có thể mang theo nhiều loại tên lửa không đối không, không đối đất và diệt hạm cùng nhiều loại bom khác nhau.

T.Thành

------------------------------------------------------------

Bạn có biết vào những năm của thập niên 70, cũng giống như Mỹ nghiên cứu và phát triển cùng lúc 2 loại chiến đấu cơ, hạng nặng là F/A-18 và hạng nhẹ là F-16, thì Liên xô cũng cùng lúc cho ra 2 loại thiết kế tương ứng là hạng nặng Su-27 và hạng nhẹ Mig-29. Những cuộc đối đầu của 2 dòng tiêm kích tầm gần của Mỹ và Liên Xô là F-16 và Mig-29 đã được kiểm chứng thuyết phục trên chiến trường Việt Nam. Thế còn 2 dòng tiêm kích tầm trung là F/A-18 và Su-27 thì sao? Đến nay chúng vẫn còn đang được không quân nhiều nước sử dụng thì chúng ta cũng hiểu phần nào về tính ưu việt của chúng. Hãy xem qua thông tin về 2 loại tiêm kích này.

F/A-18:

McDonnell Douglas (hiện tại là Boeing) F/A-18 Hornet là một máy bay phản lực chiến đấu đa nhiệm siêu thanh hai động cơ có khả năng hoạt động trên tàu sân bay trong mọi thời tiết, có khả năng chiến đấu và tấn công các mục tiêu mặt đất (F/A viết tắt của Fighter/Attack – Chiến đấu/Tấn công). Do McDonnell Douglas và Northrop thiết kế, F/A-18 xuất xứ từ mẫu YF-17 của Northrop trong thập niên 1970 để sử dụng trong Hải quân Hoa Kỳ và Thủy quân lục chiến. Chiếc Hornet cũng được sử dụng trong lực lượng không quân của nhiều quốc gia. Đây là loại máy bay trình diễn của Phi đội Trình diễn Bay của Hải quân Hoa Kỳ, Blue Angels, từ năm 1986.

F/A-18 có tốc độ tối đa Mach 1.8. Nó có thể mang nhiều loại bom và tên lửa, gồm cả tên lửa không đối không và không đối đất cùng một pháo M61 Vulcan 20 mm. Máy bay sử dụng hai động cơ turbin cánh quạt General Electric F404 giúp nó có một tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng cao. F/A-18 có những tính năng khí động lực xuất sắc, chủ yếu nhờ vào các cánh nâng phía trước cánh (LEX). Các vai trò chủ yếu của loại máy bay này là hộ tống, bảo vệ hạm đội, chế áp lực lượng phòng không đối phương (SEAD), ngăn chặn tiếp tế trên không, hỗ trợ gần trên không và trinh sát. Độ tin cậy và linh hoạt của máy bay khiến nó trở thành loại vũ khí đáng giá trên tàu sân bay, dù máy bay này từng bị chỉ trích vì có tầm hoạt động và tải trọng kém so với những loại máy bay cùng thời, như Grumman F-14 Tomcat trong vai trò máy bay chiến đấu và tấn công, và Grumman A-6 Intruder cùng LTV A-7 Corsair II trong vai trò tấn công.

F/A-18 Hornet là thiết kế cơ sở của loại Boeing F/A-18E/F Super Hornet, một bản thiết kế lại lớn hơn, và có sự phát triển cao hơn của F/A-18. So với Hornet, chiếc Super Honet lớn hơn, nặng hơn và có tầm hoạt động cũng như tải trọng cao hơn. F/A-18E/F ban đầu được đề xuất như một sự thay thế cho một loại máy bay mới hoàn toàn để thay thế loại máy bay chỉ có vai trò tấn công như A-6. Biến thể lớn hơn này cũng đã được sử dụng thay thế cho loại F-14 Tomcat đã có thời gian sử dụng lớn, vì thế đóng một vai trò bổ sung cho những chiếc Hornet trong Hải quân Mỹ, và gồm cả nhiều vai trò khác nữa như máy bay tiếp dầu. Nền tảng nhiễu điện tử Boeing EA-18G Growler cũng đã được phát triển từ F/A-18E/F Super Hornet.

Sukhoi Su-27:



Sukhoi Su-27 (Су-27 trong bảng chữ cái Cyrillic) (tên ký hiệu của NATO 'Flanker' - kẻ tấn công sườn) là một máy bay tiêm kích phản lực Xô Viết độc đáo được thiết kế bởi Phòng thiết kế Sukhoi (SDB) và được sản xuất năm 1977. Nó là đối thủ trực tiếp của những loại máy bay chiến đấu thế hệ mới của Hoa Kỳ (F-14 Tomcat sản xuất năm 1970, F-15 Eagle sản xuất năm 1972, F-16 Fighting Falcon và F/A-18 Hornet), với tầm hoạt động lớn, trang bị vũ khí hạng nặng, và cực kỳ cơ động nhanh nhẹn linh hoạt. Su-27 thường xuyên thực hiện các chuyến bay trong các nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, nhưng nó có thể thực hiện gần như mọi nhiệm vụ chiến đấu.

Từ thiết kế cơ bản của Su-27, vài mẫu phát triển khác đã được thực hiện. Su-33 'Flanker-D' là một mẫu máy bay tiêm kích đánh chặn phòng thủ hạm đội được phát triển từ thiết kế của Su-27 và được trang bị trên các tàu sân bay. Sự khác nhau chính bao gồm móc hãm ở đuôi và cánh mũi. Su-30 là một mẫu máy bay tiêm kích đa nhiệm, hai chỗ bay trong mọi thời tiết, chuyên thực hiện các nhiệm vụ không chiến và đánh chặn từ xa. Những phiên bản phát triển xa hơn bao gồm phiên bản tiêm kích-bom Su-34 'Fullback' và phiên bản tiêm kích phòng thủ trên không cải tiến Su-35 'Flanker-E' có những tính năng vượt trội trong mọi mặt.

------------------------------------------------------------------

Trung Quốc khẳng định J-15 mạnh hơn F/A-18
Đô đốc Yin Zhuo của Hải quân Trung Quốc cho rằng, tiêm kích hạm J-15 tốt hơn rất nhiều so với những chiếc tiêm kích F/A-18 trên tàu sân bay Mỹ.



Để chứng minh cho khẳng định của mình, Đô đốc Yin Zhuo cho rằng, tiêm kích hạm J-15 tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến từ mẫu Su-33 với đặc điểm của tiêm kích hạm như cánh mũi, cánh chính gấp gọn và bộ phận móc cáp hãm đà trên tàu sân bay.



Khung gầm máy bay có độ bền cao, bánh đáp trước phù hợp cho việc sử dụng máy phóng thủy lực tương tự tiêm kích hạm Hải quân Mỹ. Máy phóng có thể sẽ xuất hiện trên tàu sân bay nội địa tương lai của Hải quân Trung Quốc.



Ông cho biết, J-15 là tiêm kích hạm thế hệ thứ nhất của Trung Quốc với khả năng “xuất sắc” trong tấn công và phòng thủ, có khả năng cơ động tuyệt vời và mạnh mẽ để tấn công các mục tiêu trên đất liền và trên biển. Nó có tìm và tiêu diệt các mục tiêu di động cỡ lớn trên biển.



Về trang bị vũ khí, J-15 lắp một pháo cao tốc 30mm và có thể mang tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh loại YJ-83 hay YJ-62, tên lửa không đối không tầm ngắn PL-8/9, tên lửa đối không dẫn bằng radar chủ động PL-12 và bom lượn tinh khôn Thunder Stone.



Theo ông Yin Zhuo, kể từ khi J-15 được phát triển, trang bị điện tử của nó có thể là vượt trội hơn với J-11 và chắc chắn là cao hơn nhiều so với Su-33 – nguyên mẫu của J-15.



Rất có khả năng trang bị điện tử của J-15 đáp ứng được tiêu chuẩn tiêm kích thế hệ thứ 5, và đạt tới cấp độ cao hơn của F/A-18 của Mỹ, Đô đốc Yin Zhuo nhận định.


Trong khi đó theo phân tích vừa được Lenta đăng tải cho thấy, nhận định của Đô đốc Yin Zhuo mang nhiều ảo tưởng hơn thực tế. Theo đó, mặc dù J-15 có khả năng cơ động cao, nhưng F/A-18 với thiết bị điện tử tiên tiến, đặc biệt là phiên bản nâng cấp của nó EA-18G thậm chí đã từng được ghi nhận là “bắn hạ” F-22 trong huấn luyện.


Tuy máy bay J-15 của Trung Quốc đã được cải tiến thiết bị điện tử, nhưng xét đến khoảng cách mức độ tổng thể thiết bị điện tử của hai nước, thì F/A-18 vẫn chiếm ưu thế trong không chiến với khả năng không chiến ngoài tầm nhìn và tác chiến điện từ.


Về khả năng tấn công đối không và đối đất, tính năng của hệ thống hỏa lực và hệ thống chuẩn trực trên F/A-18 rất tuyệt vời, nó có tải trọng lớn và có thể mang nhiều loại vũ khí. Trong khi J-15 của Trung Quốc hiện vẫn chưa được sản xuất loạt, vũ khí trang bị cũng rất hạn chế. Bên cạnh đó, hệ thống kiểm soát hỏa lực và hệ thống chuẩn trực của nó cũng kém hơn F/A-18.


Mặt khác, khả năng tác chiến của máy bay F/A-18 cũng có được nhiều kinh nghiệm thực chiến trong chiến tranh như chiến tranh vùng Vịnh và một số cuộc chiến khác, trong khi J-15 rõ ràng là còn thiếu điều này.


Ngoài ra, về phương diện tàu sân bay, tàu Liêu Ninh của Trung Quốc sử dụng phương thức nhảy cầu, điều này đã hạn chế khả năng mang vác và phạm vi bay của J-15. Trong khi tàu sân bay của Hải quân Mỹ sử dụng máy phóng phản lực, có thể giúp máy bay F/A-18 mang đủ nhiên liệu và đạn dược khi cất cánh, để nó có thể phát huy khả năng tác chiến toàn bộ.


Dù được coi là dòng tiêm kích chủ lực hiện này của cả Hải quân Mỹ và Trung Quốc, tuy nhiên giới chuyên gia quốc phòng đã tỏ ra nghi ngờ về khả năng thực sự của chúng khi chỉ trong thời gian ngắn vừa qua, cả F/A-18 và J-15 đều gặp nạn thảm khốc.


Mới đây nhất vào ngày 12/9, hai máy bay F/A-18 đã bị rơi ở phía Tây Thái Bình Dương. Theo thông báo của Hạm đội 7 thuộc Hải quân Mỹ, vụ việc xảy ra lúc 17h40 theo giờ địa phương. Hai chiếc F/A-18 bất ngờ đấu đầu và rơi khi vừa cất cánh từ tàu sân bay USS Carl Vinson.



Trong khi đó đầu tháng 9/2014, hai phi công Trung Quốc đã tử nạn trong lúc thử nghiệm tiêm kích J-15. Trước vụ tai nạn lần này, J-15 cũng đã gặp hàng loạt lỗi kỹ thuật nghiêm trọng khi bay huấn luyện trên mặt đất trong giai đoạn từ tháng 6/2011-11/2012 khiến Trung Quốc "mất mặt".

--------------------------------------------------------------
Trung Quốc thừa nhận J-15 thua xa F/A-18 Mỹ
(Kiến Thức) - Đã từng có tuyên bố cho rằng J-15 mạnh ngang F/A-18 nhưng phân tích mới đây của tờ Hoàn Cầu đã thừa nhận “còn lâu mới có chuyện đó”.

Nhân sự kiện F/A-18 trưng bày tại triển lãm hàng không Farnborough 2014 (Vương quốc Anh), Thời báo Hoàn Cầu đã đánh giá lại sức mạnh giữa tiêm kích hạm J-15 của Trung Quốc với F/A-18 Super Hornet của Mỹ.

“Với việc Trung Quốc tiến hành bay thử nghiệm thành công máy bay chiến đấu J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh của nước này, những người đam mê quân sự của Trung Quốc bắt đầu có suy nghĩ so sánh máy bay trên tàu và tàu sân bay của hai nước Trung Quốc và Mỹ. Mà máy bay J-15 của Trung Quốc lại kế thừa của Su-33 cho nên việc tiến hành một số so sánh với máy bay F/A-18 cũng là hợp lý”, Hoàn Cầu viết.


Tiêm kích hạm J-15 (trên) và F/A-18 (dưới).

Trong khía cạnh tác chiến trên không, máy bay J-15 và F/A-18 đều có những lợi thế riêng của nó. Theo đó, J-15 được kế thừa tính năng cơ động tuyệt vời của gia đình máy bay Su-27 nên chiếm ưu thế rõ rệt, nhưng F/A-18 với thiết bị điện tử tiên tiến, đặc biệt là phiên bản nâng cấp của nó EA-18G thậm chí đã từng được ghi nhận là “bắn hạ” F-22 trong huấn luyện. Tuy máy bay J-15 của Trung Quốc đã được cải tiến thiết bị điện tử, nhưng xét đến khoảng cách mức độ tổng thể thiết bị điện tử của hai nước, thì F/A-18 vẫn chiếm ưu thế trong tác chiến trên không với khả năng không chiến ngoài tầm nhìn và tác chiến điện từ.

Về khả năng tấn công đối không và đối đất, tính năng của hệ thống hỏa lực và hệ thống chuẩn trực trên F/A-18 rất tuyệt vời, nó có tải trọng lớn và có thể mang nhiều loại vũ khí. Trong khi J-15 của Trung Quốc hiện vẫn chưa được biên chế sử dụng với số lượng lớn, vũ khí trang bị cũng rất hạn chế. Bên cạnh đó, hệ thống kiểm soát hỏa lực và hệ thống chuẩn trực của nó cũng kém hơn F/A-18.


Cất cánh từ boong phóng kiểu nhảy cầu khiến J-15 không thể mang tối đa nhiên liệu, vũ khí.

Mặt khác, khả năng tác chiến của máy bay F/A-18 cũng có được nhiều kinh nghiệm thực chiến trong chiến tranh như chiến tranh vùng Vịnh, trong khi J-15 và Su-33 rõ ràng là còn thiếu điều này.

Ngoài ra, về phương diện tàu sân bay, tàu Liêu Ninh của Trung Quốc sử dụng phương thức nhảy cầu, điều này đã hạn chế khả năng mang vác và phạm vi bay của J-15. Trong khi tàu sân bay Nimitz của Hải quân Mỹ sử dụng máy phóng phản lực, có thể giúp máy bay F/A-18 mang đủ nhiên liệu và đạn dược khi cất cánh, để nó có thể phát huy khả năng tác chiến toàn bộ.

Bằng Hữu

-------------------------------------------------------
A-18G Growler: Máy bay chuyên “triệt” và “diệt” radar đối phương
(PetroTimes) - Dòng máy bay EA-18G Growler của Mỹ, do hãng Boeing chế tạo là máy bay tác chiến điện tử chủ lực của Mỹ hiện nay. Nó có tầm bay từ 1360 km đến 2.346 km( khi tiếp dầu). Điều đáng nói là năng tác chiến điện tử trên EA-18G rất mạnh và đa dạng, vừa triệt phá hoạt động các đài radar của đối phương, vừa có thể tiêu diệt các đài này bằng chính tên lửa lắp trên EA-18G.

Hàng chục năm liên tục phục vụ, dòng máy bay gây nhiễu EA-6B của Mỹ nay đã lỗi thời, do bay chậm, thiết bị điện tử loại cũ, không còn năng động trong tác chiến hiện đại. Thay vào đó là loại máy bay EA-18G Growler. Nó được nghiên cứu chế tạo trên nền tảng “khung, gầm, động cơ” của máy bay chiến đấu FA-18E/F, vì vậy bảo đảm cho nó duy trì được ưu thế nhất định về tốc độ, tính cơ động và khả năng “mang theo” trên không. EA-18G Growler sử dụng 2 động cơ GE-F414, lực đẩy đạt 98 kN (khi đốt lần hai).

Máy bay được trang bị HOTAS (thanh điều khiển các hoạt động bay, theo phương thức tiên tiến) và trang bị đầy đủ một hệ thống điều khiển, kiểm soát bay tự động fly-by-wire kỹ thuật số. Phi hành đoàn 2 người, trên buồng lái gắn các thiết bị tiên tiến màn hình cảm ứng hiển thị tinh thể lỏng (LCD), có cái rộng cỡ 203mm x 23mm. Cùng các màn hình bản đồ chiến thuật của máy bay (TAMMAC).


Máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler của Mỹ

Trong tác chiến, EA-18G có thể liên thông, tương hợp với hệ thống chỉ huy mặt đất, trên không. Mũ bay của phi công gắn thiết bị ngắm bắn giai đoạn đầu các tên lửa mang theo. EA-18G hiện đã được triển khai ở Tây Thái Bình Dương và chờ khi F-35 đưa vào hoạt động sẽ có phiên bản F-35 tác chiến điện tử.
Đa dạng khí tài chế áp đối phương
EA-18G là được coi là “sát thủ đa năng”, có cả khả năng chế áp “cứng” và chế áp “mềm” đối phương. Nó kết hợp được 2 chức năng trên bởi trên máy bay này lắp máy thu ALQ-218 định vị đài phát vô tuyến ở đầu cánh, đó là máy thu có độ nhạy cao, dải tần thu rất lớn, để có thể phân tích, nhận biết được các dải nhiễu ở nhiều bước sóng khác nhau.

EA-18G Growler đeo 3 thùng gây nhiễu chế áp sóng vô tuyến. Thùng dưới bụng máy bay là khối máy phá sóng liên lạc vô tuyến điện, 2 thùng đeo 2 bên cánh là 2 khối tạo nhiễu ngắm/nhiễu giả mục tiêu để chế áp hoặc đánh lừa radar cảnh giới trinh sát hoặc radar dẫn bắn hỏa lực.

Tổng cộng EA-18G mang theo tới 5 máy tấn công (chủ động), bao gồm các trạm phát nhiễu chủ động AN/ALQ99F(V), trạm trinh sát kỹ thuật vô tuyến điện trực tiếp AN/LQ-218, trạm gây nhiễu chủ động các kênh thông tin liên lạc vô tuyến điện sóng ngắn AN/ALQ-227 cho phép chủ động chế áp đối phương ở toàn bộ dải thông tần, nghĩa là cả dải tần số cao và tần số thấp.

Nó còn có hệ thống INCANS, chặn, triệt kênh thông tin âm tần của đối phương, nhưng không làm mất thông tin âm tần trong nội bộ đội hình bay, dòng cũ là EA-6B không có năng lực này.


Vị trí các máy gây nhiễu trên EA-18G Growler

Trước tiên, hệ thống máy thu nhiễu của EA-18G thực hiện nhiệm vụ trinh sát nhiễu. Đối tượng của nó là lùng sục các sóng phát ra, có tần số khác nhau từ các đài radar mặt đất của đối phương, bao gầm đài cảnh giới, đài ngắm bắn của tên lửa, đài dẫn đường cho không quân, mạng thông tin liên lạc âm tần của đối phương…Nhờ có hệ máy tính rất mạnh, nó lưu trữ rất nhanh, so sánh, phân tích, loại suy theo thời gian thực. Nhưng quan trọng không kém là nó tính toán được cường độ nhiễu. Ngay sau đó các máy phát nhiễu AN/ALQ-99F(V) tiến hành gây nhiễu kiểu “định điểm” chính xác, cho từng đối tượng. Gần như gây nhiễu loại khí tài nào thì khí tài đó mất khả năng làm việc.

Tính nhạy bén của tổ hợp EA-18G rất cao, gần như tức thời, khi đối phương thay đổi tần số, thì ngay sau đó các máy phát nhiễu AN/LQ-218 đáp ứng ngay việc gây nhiễu bám theo tần số mới xuất hiện, chế áp đúng dải tần, chế áp cường độ cao, nên hiệu suất chặn, triệt nhiễu rất cao.

Thành phần trạm gây nhiễu chủ động AN/ALQ-99F(V) gồm 2 hệ thống anten (bán cầu trước và bán cầu sau), 2 bộ khuếch đại công suất (bán cầu trước và bán cầu sau), bộ máy phát, máy dao động chuẩn, phổ quát UUEU và khối điều khiển. Máy dao động chuẩn phổ quát UUEU lắp các bộ khuếch đại công suất với các dải tần số khác nhau trên dải sóng MHz( Me-ga-hec) đặt trong các hộp thiết bị nặng khoảng 460 kg đến 494 kg. Ngoài ra, để phát nhiễu, máy bay còn sử dụng hệ thống anten radar AN/APG-79 trên EA-18G.

Bên cạnh việc gây nhiễu chủ động để chế áp, EA-18G còn gây nhiễu kiểu đánh lừa. Nó có thể tạo ra rất nhiều mục tiêu giả, đánh lừa đối phương, tạo lực lượng tấn công ảo. Máy tính của nó có thể tạo ra các biên đội giả khiến các lực lượng tên lửa phòng không và không quân đánh chặn lúng túng, tạo cơ hội cho các biên đội cường kích vào đánh lén mục tiêu.

Với từng ấy khí tài EA-18G trở thành tổ hợp gây nhiễu trên không mạnh nhất, trong “tác chiến điện tử” công nghệ cao ngày nay.

Đối với Quân đội Mỹ, trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, nhiệm vụ bảo vệ cho tốp máy bay sẽ được giao cho các máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler, sau năm 2024 sẽ chế tạo máy bay tác chiến điện tử mới trên cơ sở của máy bay tiêm kích liên quân chủng F-35B.
Không chỉ triệt sóng mà diệt ngay radar
Với ý tưởng không chỉ trang bị các hệ thống tác chiến điện tử bảo vệ từng phương tiện bay riêng biệt mà máy bay EA-18G Growler còn bảo vệ cho cả tốp máy bay tham chiến, cũng như máy bay không người lái UAV. EA-18G Growler thường được bố trí bay cùng đội hình máy bay chiến đấu sâu trong vùng hỏa lực của đối phương.

Nguyên tắc trong tác chiến điện tử là “dò ra sóng radar đã khó, triệt sóng còn khó hơn”. Bởi triệt được sóng của đối phương, phải nắm chắc phương vị, cự ly và với radar dẫn bắn còn phải “khóa” được góc ngẩng của anten radar đối phương.

Các tài liệu cho thấy trong trinh sát nhiễu, EA-18G có khả năng phân giải theo phương vị, chênh lệch (sai số) 2độ. Sai số cự ly từ 5đến 10%.

Chưa hết, triệt được radar đối phương còn phụ thuộc vào công suất máy gây nhiễu trên máy bay, có trùm phủ, đủ công suất để chế áp đài lạ. Về mặt này EA-18G Growler có lợi thế là mang khỏe, cơ động, nên nguồn nuôi máy phát nhiễu mạnh. Loại (thùng) máy gây nhiễu AN/ALQ-99 gắn cả máy phát điện tự cấp chạy bằng tuốc bin dòng khí, nên bảo đảm sóng nhiễu chế áp công suất rất cao. Theo lý thuyết, cường độ sóng của các đài radar hiện nay AN/ALQ-99 đều “vô hiệu hóa tốt”.
Khi đã thấy, đã bắt đúng tần số radar thì việc bắn trả có thể thực hiện ngay sau đó.
EA-18G đã lần đầu tiên tham gia chiến đấu thực tế, Growler đã không chỉ dùng thiết bị gây nhiễu điện tử áp chế được tên lửa phòng không của quân đội Libya, mà cũng đã tấn công radar của Libya. Tên lửa mới được mang theo EA-18G lần đầu tiên được sử dụng chống lại trận địa đặt tên lửa SA-5 của Libya tháng 3 năm 1986.

EA-18G được mang theo 2 tên lửa AIM-120 AMRAAM ( không đối không tầm trung) để tự vệ, khi gặp máy bay đánh chặn của đối phương. Nhưng nguy hiểm là nó có hai tên lửa chống bức xạ tốc độ cao AGM-88 HARM, sử dụng để diệt các đài radar, bám chính vào dải sóng của địch đang “phát lên”.

HARM có vận tốc lớn hơn nhiều so với tên lửa AGM-45 Shrike đã từng sử dụng tại Việt Nam, hơn nữa nó còn có thể nhớ chính xác tọa độ mục tiêu ngay cả khi đài radar tắt máy.

AGM-88E /AARGM là loại cải tiến mới nhất, có thể phát hiện, tấn công và phá hủy các trạm radar. Cấu tạo chóp đạn AGM-88 là một anten cố định và một bộ sục sạo mục tiêu, thực chất là cảm biến sóng vô tuyến. AGM-88 có động cơ rốc két thuốc phóng rắn, không khói, đẩy tên lửa đến tốc độ rất cao, đạt Mach 2 (2450km/h). Loại mới nhất đã được nâng cấp là tên lửa AGM-88E AARGM, dẫn bắn bằng rada bán chủ động. Phạm vi tấn số bám từ 500 đến 20.000 MHz. Đầu đạn AGM-88E AARGM là loại nổ phá - tạo mảnh sát thương; trọng lượng đầu đạn tên lửa nặng 68 kg.

Gần đây hải quân Mỹ hoàn thành các chuyến bay thử nghiệm bắn AGM-88E AARGM, với hơn 150 giờ hoạt động của tên lửa. Độ tin cậy của AGM-88E AARGM đã được khẳng định qua kiểm tra trên hơn 200 chuyến bay FA-18.

Một khi máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler xuất hiện trong đội hình tiến công đường không, đòn hỏa lực đầu tiên sẽ là các trạm radar, sở chỉ huy và sân bay. EA-18G Growler không xuất hiện đơn lẻ, trên máy bay FA-18E/F cũng có các máy gây nhiễu trong đội hình, tạo thành một trận địa nhiễu nhiều tầng, nhiều lớp.

Tổ chức cảnh giới, trinh sát, dẫn đường và chỉ huy bắn của lực lượng phòng thủ mặt đất của các quốc gia rất cần phát hiện sớm EA-18G Growler để tìm cách khống chế, phòng tránh, đánh trả tiêu diệt sớm.

Trần Văn ( Tổng hợp)

---------------------------------------------------------------------
Những thay đổi ở thân máy bay của “siêu ong bắp cày” với F/A-18
Máy bay tiêm kích hoạt động trên tàu sân bay kiêm máy bay tấn công F/A-18E/F Super Hornet có kích thước lớn và hiện đại hơn, có nhiều sự khác biệt đối với nguyên bản là F/A-18 Hornet.

Phần cánh, ở giữa thân, phần đuôi của thân máy bay, bề mặt đuôi và những thiết bị năng lượng được thay thế hoàn toàn mới. Diện tích cánh của Super Hornet lớn hơn Hornet tới 25%.

Thân máy bay được làm dài ra để mang được nhiều nhiên liệu và có khoảng trống cho việc nâng cấp hệ thống điện tử trong tương lai. Nó được trang bị một động cơ General Electric F414 với công suất tăng thêm 35%, loại động cơ này được phát triển từ động cơ F404 của Hornet, F414 có kích thước và công suất vượt trội hơn hẳn so với F404, làm cho Super Hornet nặng hơn.

Máy bay có thể mang 5 thùng nhiên liệu phụ, mỗi thùng chứa được 480 gallon (1.700 lít) để dùng cho các chuyến bay dài, hoặc 4 thùng nhiên liệu phụ cộng một cần tiếp nhiên liệu trên không (ARS) nối với khoang chứa nhiên liệu của máy bay, điều này cho phép Super Hornet tiếp nhiên liệu trên không cho cả các máy bay khác.

Super Hornet có thể quay trở lại một tàu sân bay với trọng lượng tải của nhiên liệu và đạn dược vẫn còn nguyên chưa được sử dụng, điều này khác hẳn so với nguyên bản Hornet. Thuật ngữ để chỉ khả năng này là "bringback".

Trọng lượng bringback cho phép của Super Hornet khoảng hơn 9.000 pound.

Những sự khác nhau khác bao gồm hình dạng của lối dẫn không khí cho động cơ, một tiết diện radar (RCS - là kích thước của máy bay khi nhìn trên radar) nhỏ hơn, thêm 2 điểm treo vũ khí, và các thay đổi khí động học khác. Cuối cùng, Super Hornet chỉ có chung thiết kế ở cuối đuôi thân máy bay cùng với F/A-18.

Super Hornet chỉ có khoảng 42% cấu trúc các phần lấy từ thiết kế của Hornet.[12] Đặc điểm chuyến bay bao gồm khả năng xuất phát cao chịu được lớp khí quyển gây ma sát quanh máy bay, góc tấn công lớn và chú ý đến đặc tính bay tự do trong chiến đấu và dễ dàng cho huấn luyện.

Thông số kỹ thuật của Super Hornet

Chiều dài: 18.31 m (60 ft 1¼ in)
Sải cánh: 13.62 m (44 ft 8½ in)
Chiều cao: 4.88 m (16 ft)
Trọng lượng cất cánh tối đa: 29.937 kg (66.000 lb)
Động cơ: 2× động cơ phản lực General Electric F414-GE-400, lực đẩy 14.000 lbf (62 kN) mỗi chiếc, đốt nhiện liệu lần hai là 22.000 lbf (98 kN)
Vận tốc cực đại: >Mach 1.8+[36] (1.190 mph, 1.915 km/h)
Vũ khí: Súng: 1× pháo tự động 20 mm (0.787 in) M61A1/A2 Vulcan
Giá treo vũ khí: 11 điểm với khả năng mang tới 8.050 kg (17.750 lb) vũ khí.

----------------------------------------------------------------------
Soi sức mạnh tiêm kích trên hạm F/A-18 E/F Super Hornet của Mỹ
Tiêm kích trên hạm F/A-18 Hornet được đánh giá là một trong những máy bay đáng sợ nhất của Mỹ. Nó còn được ví như xương sống của lực lượng Không quân Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ.


F/A-18E/F Super Hornet là một máy bay tiêm kích hoạt động trên tàu sân bay kiêm máy bay tấn công, được bắt đầu hoạt động trong biên chế các đơn vị của Hải quân Hoa Kỳ vào năm 1999.



Hiện nay loại máy bay này cũng được Không quân Hoàng gia Australia đặt mua. F/A-18E/F Super Hornet có kích thước lớn và hiện đại hơn so với F/A-18C/D Hornet.



Máy bay được thiết kế với chiều dài: 18,31 m; Sải cánh: 13,62 m; Chiều cao: 4,88 m.



Thiết kế của Super Hornet có thể đã đi xuyên suốt một sự phát triển rộng lớn hơn so với mọi loại máy bay chiến đấu khác.


F-5 Freedom Fighter đặt nền tảng cơ bản cho thiết kế cánh của Super Hornet, Super Hornet chỉ mở rộng thêm khẩu độ phần cánh nối với thân, và phần mũi được phát triển từ Northrop YF-17 Cobra, một loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ.



YF-17 đã được đánh giá các ưu điểm để bổ sung vào sản xuất cho loại máy bay chiến đấu đa chức năng có trọng lượng trung bình F/A-18, F/A-18 tương đương với loại máy bay Phantom về tầm bay/trọng tải tối đa và trang bị tên lửa.



Super Hornet lớn hơn khoảng 20%, trọng lượng rỗng nặng hơn 7.000 lb, và trọng lượng tải tối đa lớn hơn so với nguyên bản Hornet là 15.000 lb.


Chiến đấu cơ được trang bị những vũ khí hiện đại nhất như tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 AMRAAM, bom dẫn đường laser Paveway, tên lửa chống bức xạ AGM-88 Harm, đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-154, AGM-158.



F/A-18 có bán kính chiến đấu hơn 900 km với tốc độ tối đa trên Mach 1,8 (1.915 km/h) đưa nó trở thành công cụ hiệu quả để triển khai sức mạnh trên không của Hải quân Mỹ.


Vũ khí gồm 1 súng pháo tự động 20 mm (0.787 in) M61A1/A2 Vulcan và có giá treo vũ khí: 11 điểm với khả năng mang tới 8.050 kg (17.750 lb) vũ khí (bom và tên lửa).



4 chiếc F/A-18F bay theo đội hình "Black Aces" thuộc phi đoàn chiến đấu VFA-41, bay qua Thái Bình Dương năm 2003, theo Lao động.

---------------------------------------------------------------------
Tìm hiểu Máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler
Boeing EA-18G Growler là máy bay tác chiến điện tử hoạt động trên tàu sân bay, một phiên bản đặc biệt của tiêm kích hạm 2 chỗ ngồi F/A-18F Super Hornet.


EA-18G của phi đội VX-31
Giới thiệu chung
BoeingEA-18G Growlerđược dùng để thay thế Northrop Grumman EA-6B Prowlers phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ từ năm 1971. Khả năng tác chiến điện tử của Growler chủ yếu được cung cấp bởi Northrop Grumman. EA-18G bắt đầu sản xuất vào năm 2007 và đưa vào hoạt động từ cuối năm 2009.

Ngày 15/11/2001, Boeing đã hoàn thành một chuyến bay thử nghiệm với nguyên mẫu F/A-18F "F-1" được trang bị hệ thống tác chiến điện tử ALQ-99 để phục vụ cho khái niệm máy bay tấn công điện tử (Airborne Electronic Attack) EA-18 mới.

Trong tháng 12/2003, Hải quân Mỹ trao một hợp đồng phát triển cho Boeing để sản xuất máy bay EA-18G. Là nhà thầu chính, Boeing chế tạo phần thân trước, cánh chính và thực hiện việc lắp ráp cuối cùng.

Northrop Grumman là nhà thầu phụ sản xuất khung máy bay, họ sẽ cung cấp phần thân trung tâm và thân sau cũng như các hệ thống tác chiến điện tử chính. Năm 2003, Hải quân Mỹ dự kiến sẽ nhận được 90 chiếc EA-18G.


Nguyên mẫu F/A-18F "F-1" được trang bị hệ thống tác chiến điện tử ALQ-99 để phục vụ cho khái niệm máy bay tấn công điện tử (Airborne Electronic Attack)

Nguyên mẫu thử nghiệm EA-18G đầu tiên sản xuất vào ngày 22/10/2004, được gọi là EA-1. Ngày 3/8/2006 lăn bánh ra khỏi nhà máy và thực hiện chuyến bay đầu tiên tại St. Louis vào ngày 15/8/2006; sau đó được chuyển đến sân bay Hải quân Patuxent River, Maryland vào ngày 22/9/2006.

EA-1 chủ yếu hỗ trợ thử nghiệm mặt đất trong buồng không vang của Cơ sở Thử nghiệm và Đánh giá môi trường không chiến (Air Combat Environment Test and Evaluation Facility/ACETEF).

Nguyên mẫu thứ hai (EA-2) thực hiện chuyến bay vào ngày 10/11/2006 và đã được chuyển tới NAS Patuxent River vào ngày 29/11/2006.

EA-2 là một máy bay thử nghiệm khái niệm AEA, sau đó chuyển sang khái niệm Tác chiến điện tử tầm xa (Electronic Combat Range/ECR hoặc "Echo Range") trong Căn cứ Vũ khí Hải quân China Lake tại California. Cả hai nguyên mẫu đều được chuyển cho phi đội VX-23 "Salty Dog".

EA-1 và EA-2 là 2 chiếc F/A-18F F-134 và F-135 sửa đổi lại bởi Boeing theo cấu hình EA-18G. Vì không được chế tạo ban đầu là Growlers, nên Hải quân đã đặt tên 2 nguyên mẫu thử nghiệm là NEA-18G. Có tổng cộng 5 nguyên mẫu NEA-18G được chế tạo.


1 trong 5 nguyên mẫu NEA-18G Growler

Máy bay EA-18G Growler đầu tiên chính thức được trang bị cho phi đội VAQ-129 "Vikings" tại NAS Whidbey Island, vào ngày 3/6/2008. Hải quân có kế hoạch mua khoảng 85 máy bay trang bị cho 11 phi đội vào năm 2008. EA-18G hoàn thành việc đánh giá hoạt động vào cuối tháng 7/2009.

Vào ngày 5/8/2009, phi đội VAQ-129 Vikings và phi đội VAQ-132 Scorpions đã hoàn thành việc hạ cánh EA-18G trên tàu sân bay USS Harry S. Truman (CVN-75). Phi đội đầu tiên triển khai hoạt động EA-18G là phi đội VAQ-132 Scorpions.


Chiếc EA-18G đầu tiên trang bị cho phi đội VAQ-129 “Vikings”

Hệ thống điện tử hàng không trên EA-18G Growler

EA-18G có tới 90% giống với F/A-18E/F, từ khung thân cho tới hệ thống điện tử hàng không. Trong đó EA-18G trang bị các hệ thống dùng để gây nhiễu radar tầm xa và hộ tống gây nhiễu. EA-18G Growler có thể bay cùng với F/A-18 trong tất cả các giai đoạn của một nhiệm vụ tấn công.

Để Growler bay ổn định hơn trong các nhiệm vụ tác chiến điện tử, Boeing đã thay đổi lại phần cánh chính và bản lề ở chỗ gấp cánh, thêm gân cánh và cánh liệng kiểu "tripper strips".


Gân cánh (khoanh đỏ) được thêm vào trên cánh chính của EA-18G để tăng độ ổn định khi bay. “Răng chó” trên cánh tà trước (khoanh xanh) được thiết kế lại

EA-18G trang bị radar AESA AN/APG-79 theo tiêu chuẩn của Super Hornet Block II. Khu vực chứa pháo M61 trước mũi máy bay được thay thế bằng hệ thống kiểm soát các hệ thống gây nhiễn AN/ALQ-218 và AN/ALQ-99.

Giá treo ở đầu cánh lắp hệ thống gây nhiễu có vỏ bọc AN/ALQ-218, các giá treo ở chính giữa thân và cánh giúp nó mang được 2, 4 hoặc 5 hệ thống gây nhiễu AN/ALQ-99.

AN/ALQ-218 kết hợp với AN/ALQ-99 cung cấp đầy đủ một bộ tác chiến điện tử giúp phát hiện và gây nhiễu nhằm chống lại tất cả những mối đe dọa từ các hệ thống phòng không.



Khu vực chứa pháo M61 trước mũi máy bay được thay thế bằng hệ thống kiểm soát các hệ thống gây nhiễu AN/ALQ-218 và AN/ALQ-99


Giá treo ở đầu cánh lắp hệ thống gây nhiễu có vỏ bọc AN/ALQ-218, giá treo dưới cánh lắp hệ thống gây nhiễu AN/ALQ-99

Ngoài hệ thống tác chiến điện tử, EA-18G Growler còn được trang bị các tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder, AIM-120 AMRAAM để chống lại các mối đe dọa từ trên không.

Ngoài ra còn máy bay còn trang bị tên lửa chống bức xạ AGM-88 HARM để chế áp, tiêu diệt radar và các hệ thống tên lửa phòng không đối phương. Lắp hệ thống quang điện tử AN/ASQ-228 ATFLIR để chỉ thị mục tiêu được phát hiện và phối hợp tấn công với các máy bay Hornet khác.



EA-18G của phi đội VAQ-132 Scorpions được trang bị tên lửa AGM-88 HARM, VAQ-132 Scorpions là phi đội đầu tiên triển khai EA-18G vào hoạt động

Thông số kỹ thuật cơ bản của EA-18G Growler

Phi hành đoàn: 2 người; Dài: 18,31 m; Sải cánh: 13,62 m; Cao: 4,88 m; Diện tích cánh: 46,5 m2; Trọng lượng rỗng: 14.552 kg; Trọng lượng cất cánh tối đa: 29.937 kg.

Động cơ: 2 động cơ turbine khí phản lực F414-GE-400 có khả năng tái khai hỏa. Khả năng chứa nhiên liệu bên trong: 6.354 kg; Tốc độ tối đa: Mach 1,8; Tầm hoạt động: 2.356 km; Bán kính chiến đấu: 722 km; Tầm hoạt động với 3 thùng dầu phụ: 3.330 km; Trần bay: 15.000 m; Tốc độ leo cao: 228 m/s.

Vũ khí trang bị: 9 giá treo với tải trọng tối đa vũ khí mang được là 8.050 kg, bao gồm

- Tên lửa không đối không: AIM-9 Sidewinder, AIM-120 AMRAAM.
- Tên lửa chống bức xạ: AGM-88 HARM.
- Bom có dẫn đường: AGM-154 JSOW (Joint Standoff Weapon); GBU-31, GBU-32, GBU-38 JDAM; GBU-54 LaserJDAM; Paveway II, III.
- Hệ thống tác chiến điện tử có vỏ bọc: AN/ALQ-218, AN/ALQ-99.
- Hệ thống quang điện tử trinh sát hồng ngoại có vỏ bọc: AN/ASQ-228 ATFLIR.

TTT​[/SPOILER]
<div style="padding-left: 30px"><div style="padding-left: 30px">DiscoveryHD.The.Anatomy.of.an.F18.720p.HDTV.x264

FORMAT .......: MPEG-4
RUNTiME ......: 50mn 32s
RELEASE SiZE .: 2.21 GiB
CODEC ........: MPEG-4V Simple@L1
BiTRATE ......: 6 134 Kbps
RESOLUTiON ...: 1280x720
ASPEC RATiO ..: 1.778
FRAMERATE ....: 23.976
CODEC ........: AAC LC
BiTRATE ......: 126 Kbps
CHANNEL(s) ...: 2
LANGUAGE(s) ..: .
SUBTiTLE(s) ..: .​</div></div>


</div>
</div>




(đã có bản tiếng Việt)
http://subscene.com/subtitles/anatomy-of-an-fa-18​


Dung lượng: 2.2 GiB




Link đã được ẩn: Bạn click nút Like để lấy link download nhé.

<div style="padding-left: 30px"><div style="padding-left: 30px">HDTV:
Discovery: Anatomy of an FA-18 2005 720p HDTV DD2.0 - {2.2 GiB} Download Folder | Phụ Đề
Discovery: Anatomy of an FA-18 2005 1080i HDTV DD5.1 - {6.3 GiB} Download Folder | Phụ Đề​</div></div>


.o0o Tổng hợp phim TÀI LiỆU - Khoa Học - Lịch sử - Documentary o0o.
__________________________________________________ ________________

KHO PHiM HD, BluRay - Update hàng ngày | Xuân Bính thân 2016
Series/Collection | HOT/Bom Tân | Blu-ray ISO/Remux | Asia | USA - EU | Cô Trang | Sniper | Lông tiêng | Vietnamese
Incest | LGBT | ROCK/DemoWorld | Ghibli | New year/Christmas | Van Damme | Bruce Lee | Diep Van | Hoang Phi Hong
Star Wars | 007 | The Hunger Games | Mad Max | Fast and Furious
__________________________________________________ ________________​

View more random threads: