Kết quả 1 đến 3 của 3
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jun 2014
    Bài viết
    0

    BBC: Frozen Planet 2011 1080p BluRay DTS x264-D-Z0N3 ~ Hành Tinh Băng Giá | David Attenborough, Alec

    BBC: Frozen Planet 2011 1080p BluRay DTS x264-D-Z0N3

    Hành Tinh Băng Giá

    <div style="text-align: center">



    {Phụ đề tiếng Việt}

    (David Attenborough, Alec Baldwin, Chadden Hunter)

    Ratings: 9.1/10 from 9,076 users​</div>
    Thông tin phim. Click HERE:



    [SPOILER]
    <div style="padding-left: 30px"><div style="padding-left: 30px">Top Rated TV #25 | Won 4 Primetime Emmys
    Frozen Planet là một bộ phim tài liệu về thiên nhiên bao gồm 7 tập kể về cuộc sống và môi trường ở cả Bắc Cực và Nam Cực. Đội ngũ sản xuất đã ghi lại những thước phim về lịch sử tự nhiên của các vùng cực, sự biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng như nào tới địa hình và các loài động vật nơi đây như gấu, chó sói, chim cánh cụt,.. Khi lên sóng, Frozen Planet nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn và nhận được 4 giải Emmy.
    Review phim


    Xem Cá voi sát thủ “lập mưu” săn mồi

    Những bức ảnh chụp dưới đây đã cho thấy cơ chế phối hợp của những “kẻ hủy diệt” khôn ngoan. Số liệu thống kê của các nhà nghiên cứu cho thấy, ba phần tư số lần sử dụng chiến thuật này, cá voi sát thủ đã thành công.


    Chú hải cẩu cảm thấy tuyệt đối an toàn khi nằm trên tảng băng trôi ở Nam Cực, kể cả khi một tốp cá voi sát thủ đang lượn lờ xung quanh.

    Nhưng chỉ trong vài phút, nó đã bị hất văng xuống nước bởi một chiến thuật phối hợp nhóm cực kỳ thông minh, và nhanh chóng biến thành mồi ngon của những gã khổng lồ.


    Hai con cá voi sát thủ bao vây con mồi, chuẩn bị chiến thuật săn mồi phối hợp.
    Ảnh: DailyMail

    Họ cũng phát hiện thấy cá voi sát thủ - với trọng lượng hơn 6 tấn và dài hơn 5,3m – luôn xẻ thịt con mồi dưới nước một cách rất cẩn thận: chúng vẫn phối hợp ăn ý với nhau trong lúc lột da và ăn thịt những con hải cẩu.


    Tiến sĩ Robert Pitman, một nhà khoa học biển của Ủy ban Hải dương và Khí quyển Quốc gia California, chính là tác giả của những bức hình ấn tượng về cảnh săn mồi của cá voi sát thủ.


    Một tốp 3 con cá voi sát thủ lao vun vút đến tảng băng có con mồi. Đuôi của chúng
    sẽ tạo ra những đợt sóng lớn xô ập vào tảng băng để hất tung con hải cẩu xuống
    nước. Ảnh: Daily Mail

    Chia sẻ trên DailyMail, ông cho biết cá voi sát thủ luôn biết trước chúng có thể hất con hải cẩu xấu số xuống nước hay không, và khi chúng đã phối hợp với nhau, thường thì chúng luôn thành công. “Thỉnh thoảng lắm mới có một con hải cẩu bị hất xuống nước nhưng trốn thoát được trong lúc hỗn loạn. Nhưng nói chung kịch bản đó hiếm khi xảy ra. Từ những nghiên cứu về cá voi sát thủ trước đây, chúng tôi đã biết giữa chúng có sự “tương tác xã hội” nhưng mức độ thông minh của chiến thuật săn mồi này vẫn khiến chúng tôi sửng sốt”, Tiến sĩ Pitman bình luận.


    Bức tường nước do cá voi tạo ra sẽ đổ ập xuống tảng băng và cuốn phăng con mồi khỏi vị trí an toàn. Ảnh: Daily Mail

    Cùng với đồng nghiệp là Tiến sĩ John Durban, Tiến sĩ Pitman đã hỗ trợ đội quay của BBC thực hiện bộ phim tài liệu Frozen Planet – dự kiến trình chiếu trên TV vào cuối tháng này. Họ đã dành nhiều tuần lễ theo dấu và ghi lại hành vi săn mồi ở vùng biển băng giá ngoài khơi bán đảo Nam cực.




    Con hải cẩu bất lực chứng kiến bức tường nước lôi nó xuống nước. Ảnh: Daily Mail

    Trong một vụ tấn công, bầy cá voi đã xếp thành đội hình tấn công và lao thẳng đến tảng băng có hải cẩu từ khoảng cách xa tới 35m. Chúng tạo nên những đợt sóng cao liên tiếp dồn về phía trước, xô đẩy mạnh tảng băng.



    Cuộc chơi kết thúc: Con hải cẩu cố gắng trong tuyệt vọng để trèo lại lên tảng băng, trong lúc cá voi sát thủ đã áp sát. Ảnh: Daily Mail
    Khi tiến sát đến tảng băng, chúng lặn sâu xuống bên dưới và quẫy đuôi thật mạnh để tạo thành những xung động rộng và những đợt sóng cao đổ ập xuống mặt băng. Con hải cẩu sẽ bị sóng nước kéo tuột xuống biển nơi bầy cá voi có thể tóm được con mồi, dìm nó chết chìm trước khi “làm tiệc”.

    Với những con hải cẩu cố gắng trốn giữa các tảng băng trôi sau khi bị kéo xuống nước, bầy cá voi sẽ quẫy đuôi để tạo nên những đợt sóng cao dồn dập nhằm xua băng trôi ra chỗ khác và khiến nạn nhân phải lộ mình.

    Trọng Cầm

    -------------------

    Bắc Cực


    Vì sao băng ở Nam cực nhiều hơn ở Bắc cực?

    Băng Nam cực có nơi dày tới 4.000 mét.

    Nam cực và Bắc cực đều là hai mỏm tận cùng của trái đất, ở vĩ độ giống nhau, thời gian chiếu và góc độ chiếu của mặt trời cũng giống nhau, vậy mà chúng khác nhau đến kỳ lạ. Nếu như lớp áo băng Nam cực dầy trung bình khoảng 1.700 mét, thì ở cực Bắc, lớp vỏ lạnh giá này chỉ dày từ 2 đến 4 mét mà thôi.

    Vốn là vùng Nam cực có một mảng lục địa rất lớn được gọi là “đại lục thứ bảy” của thế giới, có diện tích khoảng 14 triệu km2. Năng lực giữ nhiệt của lục địa rất kém, vì thế, nhiệt lượng thu được trong mùa hè bức xạ hết rất nhanh khiến băng tích lại nhiều. Sông băng trên lục địa từ trên cao di động xuống bốn phía bị vỡ thành nhiều tảng băng rất lớn ở bên bờ biển, trôi nổi trên đại dương bao quanh lục địa, tạo nên những vật cản là các núi băng cao lớn.

    Ngược lại, Bắc băng dương ở vùng Bắc cực có diện tích rất lớn khoảng 13,1 triệu km2, nhưng chỉ toàn là nước. Nhiệt dung của nước lớn, có thể hấp thụ tương đối nhiều nhiệt lượng rồi từ từ toả ra, nên băng ở đây ít hơn ở Nam cực. Hơn nữa, tuyệt đại bộ phận băng lại tích tụ ở trên đảo Greenland.

    Người ta đã tính được rằng diện tích băng che phủ trên toàn trái đất là khoảng gần 16 triệu km2, mà Nam cực chiếm tới 4/5. Tổng thể tích băng ở Nam cực ước khoảng 28 triệu km3, còn ở Bắc cực chỉ bằng gần 1/10 mà thôi. Nếu toàn bộ băng ở Nam cực tan hết thì mực nước biển trên thế giới sẽ dâng cao khoảng 70 mét.

    (Theo 10 vạn câu hỏi vì sao)


    -----------------------

    Ở Nam Cực và Bắc Cực có thực vật không?

    Chúng ta đều biết Nam Cực và Bắc Cực là xứ sở của băng tuyết lạnh giá. Vùng trung tâm của 2 cực này khí hậu càng lạnh hơn. Ở đây mùa hạ rất ngắn; đa phần thời gian của 1 năm là mùa đông (khoảng hơn 8 tháng), quanh năm suốt tháng nước ở đây đóng băng và không thể tan ra được. Vậy theo bạn ở một vùng quanh năm băng tuyết, đại hàn như thế liệu có sự tồn tại của thực vật không?





    Đầu tiên, chúng ta cần phải tìm hiểu rõ Nam Cực là vùng nào? Theo sự phân bố về địa lý, từ vĩ độ 66.5 của Nam bán cầu trở xuống theo hướng Nam được gọi là Nam Cực; từ vĩ độ 66.5 của Bắc bán cầu trở lên theo hướng Nam được gọi là Nam Cực; từ vĩ độ 66.5 của Bắc bán cầu trở lên theo hướng Bắc gọi là Bắc Cực. Nam Cực là một vùng lục địa lớn, thường được gọi là châu Nam Cực. Toàn bộ vùng đất này thường xuyên bị bao vây che phủ bởi một lớp băng tuyết dày. Trung tâm của Bắc Cực cũng là một vùng băng tuyết. Trên thực tế nó là một tầng băng lớn rất dày nổi trên mặt biển, mọi người thường gọi đại dương này là Bắc Băng Dương. Những vùng lục địa bao quanh Bắc Băng Dương thuộc Bắc Cực gồm: Phía bắc nước Nga, phía bắc Canada, phía bắc Phần Lan, phía bắc Na Uy… và còn bao gồm rất nhiều những hòn đảo ven biển lớn khác.



    Hẳn bạn đã từng nhìn thấy gấu Bắc Cực, Tuần dương và các hoạt động của chúng trên những hòn đảo lạnh giá này trên tivi. Ngoài những động vật ăn thịt ra, ở đó còn có các loài động vật ăn cỏ và ăn các loại hoa quả khác. Điều đó cho thấy mặc dù thời tiết khí hậu vùng này cực kỳ khắc nghiệt, nhưng vẫn tồn tại sự sinh trưởng của thực vật, bởi nếu không thì những loài động vật ăn thịt làm sao có thể tồn tại và duy trì nòi giống ở đây? Để chúng ta biết rõ hơn, theo nghiên cứu và báo cáo của các nhà khoa học, ở những vùng trung tâm của 2 cực này, còn có địa y và rêu. Ví dụ như trên hòn đảo Xindi người ta phát hiện ra sự tồn tại của hơn 500 loài địa y, trên hòn đảo Green Land phát hiện ra sự sống của 300 loài địa y và 600 loài rêu. Ở vùng giáp giới còn có rất nhiều loài thực vật bậc cao như cây tiên nữ, hoa anh túc… Ngoài ra còn có không ít những loài thực vật bậc cao như cây tiên nữ, hoa anh túc… Ngoài ra còn có không ít những loài thực vật quí hiếm có thể làm thuốc chữa bệnh, làm thức ăn cho gia súc…



    Như vậy, nếu trước kia bạn còn hoài nghi không hiểu Nam Cực và Bắc Cực có những loài thực vật nào tồn tại không thì đến đây chúng tôi đã giúp bạn giải đáp được những câu hỏi của mình: Nam – Bắc Cực không những có thực vật mà còn có rất nhiều loài thực vật sinh sống. Nếu có cơ hội, bạn có thể đến đó một chuyến, chắc chắn bạn sẽ hiểu kỹ hơn.



    (sưu tầm)



    --------------------------------

    Màn đêm sôi động tại Bắc Cực khiến giới khoa học ngỡ ngàng
    Màn đêm kéo dài 6 tháng tại Bắc Cực tưởng như tĩnh lặng, nhưng hóa ra lại sống động ngoài sức tưởng tượng.

    Các bạn có biết rằng tại hai vùng cực của Trái đất -Bắc Cựcvà Nam Cực - Mặt trời chỉ mọc và lặn một lần duy nhất trong năm? Điều này có nghĩa, trong vòng 6 tháng liền hai khu vực này sẽ chìm trong đêm tối.


    Mùa đông tại Bắc Cực là màn đêm lạnh lẽo kéo dài 6 tháng

    Trước kia giới khoa học đã thực hiện vô số cuộc thám hiểm tại hai khu vực này, tuy nhiên hầu như tất cả đều diễn ra trong mùa hè - quãng thời gian “ban ngày” tại vùng cực.

    Vậy còn ban đêm thì sao? Điều này vẫn còn là bí ẩn - cho đến khi nghiên cứu của ĐH Arctic (Na Uy) được công bố.
    Nghiên cứu về “đêm trường” tại Bắc Cực
    Nghiên cứu của ĐH Arctic được thực hiện với hơn 100 nhà nghiên cứu, kéo dài trong 3 mùa đông. Giáo sư Jorgen Berge, tác giả nghiên cứu cho biết: “Chúng ta vẫn luôn giả định rằng mọi hoạt động khi màn đêm tại đây diễn ra đều ngừng lại, hệ thống sinh vật sẽ rơi vào trạng thái ngủ đông, đợi ánh Mặt trời quay lại sau 6 tháng. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu lại khiến không ít người phải kinh ngạc bởi đêm trường ở Bắc Cực sống động hơn ta tưởng rất nhiều”.


    Xác cá tuyết bị các sinh vật biển phân hủy vào mùa đông ngày đầu tiên...


    ... trong ngày thứ 2

    Rất nhiều sinh vật tý hon sử dụng quãng thời gian này để sinh sản. Trong khi đó, vô số loài sò, ốc tiếp tục công cuộc săn mồi, ăn và phát triển.

    Hay cả những loài chim biển như chim anca và chim uria - loài có họ gần với chim cánh cụt thay vì bay xuống phương Nam tránh rét cũng ở lại đây, săn mồi một cách điêu luyện trong bóng tối.


    ... và sau 3 ngày

    Bere cho biết: “Chúng không phải là những cá thể đơn lẻ bị đàn bỏ lại. Trái lại, chúng đang sống rất tốt, có thể săn mồi trong bóng tối”.
    Sự sống ban đêm tại vùng cực còn sôi động hơn ban ngày
    Trong quá trình quan sát, nhóm nghiên cứu nhận thấy ở một số lĩnh vực, các hoạt động ban đêm tại vùng cực còn sôi động hơn ban ngày. Theo giáo sư Berge: “Sự đa dạng sinh học tại các vùng nước nông đã tăng lên”.

    Chuyến thám hiểm vào tháng 1/2013, tiến sĩ Kim Last thuộc Hiệp hội Khoa học Đại dương Scotland cũng cho kết quả tương tự.

    Ông cho biết: “Kết quả nghiên cứu trái với những gì chúng ta thường nghĩ. Sự sống tại Bắc Cực vào mùa Đông vẫn rất sôi động. Mỗi thước phim quay được đều thực sự gây kinh ngạc. Rất nhiều sinh vật vẫn đang săn mồi, trong đó có cả các loài chim biển”.


    Chim anca - cùng họ với chim cánh cụt nhưng bay được - có khả năng lặn rất điêu luyện

    Tiến sĩ Donatella Zona, nhà sinh vật học thuộc ĐH Sheffield (Anh) cũng rất ấn tượng với kết quả này. Theo Zona, việc có các hoạt động sống tại vùng Cực vào mùa Đông là có thể xảy ra, nhưng việc mức độ hoạt động tương đương với mùa Hè thì lại khác.


    Chim uria - loài chim thường bay về phương Nam vào mùa đông tại Bắc Cực, nhưng hóa ra vẫn ở lại

    Tuy nhiên, theo Berge thì có một sự thật khá “mỉa mai”, đó là hiện tượng băng tan do thay đổi khí hậu đã giúp nghiên cứu được thực hiện dễ dàng hơn.

    Berge nói: “Nếu là 10 năm trước kia, mùa Đông tại Bắc Cực sẽ tràn ngập băng giá và việc nghiên cứu sẽ trở nên bất khả thi”.


    Mùa Đông tại Bắc Cực cũng sôi động không kém gì mùa hè

    Chính vì thế Berge cũng cho rằng, hiện vẫn chưa thể xác định việc nhiệt độ thay đổi trong các năm vừa qua có ảnh hưởng gì đến hệ thống sinh vật tại đây hay không.

    Nhưng dù sao, kết quả này cũng khiến chúng ta phải thay đổi cách nhìn về mùa đông tại vùng cực. Theo giáo sư Peter Convey thuộc Cục Khảo sát Cực Bắc: “Chúng ta đã đánh giá quá thấp giai đoạn mùa đông vùng cực. Rõ ràng là đối với sinh vật sống không phụ thuộc vào ánh Mặt trời thì mùa Hè hay mùa Đông tại đây sẽ không quan trọng vì đều... lạnh như nhau”.

    Nguồn: BBC

    ----------------------------------
    10 điều thú vị về hai vùng cực của Trái Đất có thể bạn chưa biết
    Là hai vùng Cực của Trái Đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưngNam CựcvàBắc Cựcchứa đựng nhiều điều khác biệt, như gấuBắc Cựcvà chim cánh cụtNam Cực, ở đâu lạnh hơn và chứa nhiều vàng đen hơn.
    Sự đối lập của 2 cực
    Cực Bắc là vùng đại dương bị đóng băng, bao quanh bởi đất. Trong khi đó, ngược lại, Nam Cực là một lục địa với những dãy núi và hồ và bao quanh bởi đại dương.

    Theo quan điểm về xã hội và chính trị, vùng cực Bắc bao gồm phần lãnh thổ phía Bắc của Canada, Mỹ, Greenland (lãnh thổ của Đan Mạch), Nga, Iceland, Nauy, Thụy Điển và Phần Lan.
    Khối lượng băng
    Phần lục địa xa nhất phía cực nam có xấp xỉ 90 % lượng băng của thế giới, với trữ lượng khoảng 1/3 lượng nước ngọt của Trái Đất đang bị giữ dưới dạng băng ở đây.

    Chính trữ lượng băng lớn nảy đã này sinh ý tưởng cho việc kéo những núi băng khổng lồ này tới những vùng bị khô hạn. Hoàng tử Mohammed al Faisal của Arap Saudi đã từng lên kế hoạch để di chuyển 100 triệu tấn băng từ Nam cực về quốc gia của mình.


    Nam Cực chính là nơi dự trữ nước ngọt khổng lồ.
    Vùng đất không bóng người
    Mặc dù những hỉnh ảnh biểu tượng của những nhà thám hiểm của quá khứ, cắm những những chiếc cờ một cách oai phong trên cực Nam, thế nhưng đây vẫn là nơi duy nhất trên Đất không thuộc sở hữu của bất kì ai.

    Trạng thái này được duy trì nhờ sự tồn tại của Hiệp ước Nam Cực. Theo đó, đất đai và tài nguôn của Nam cực được sử dụng cho mục đích hòa bình và nghiên cứu khoa học.

    Nó khác biệt hoàn toàn với hơn 4 triệu người sống ở vòng tròn cực Bắc, tại những thị trấn nhỏ hay các thành phố, như : Barrow, Alaska (Mỹ); Tromso (Nauy); Muramansk và Salekhaard (Nga).


    Nam Cực có rất nhiều cờ nhưng không một bóng người.
    Vàng đen
    Nhiều đất nước đang khao khát nguồn tài nguyên nằm ở vòng tròn cực Bắc – nơi chứa tới 1/4 trữ lượng dầu mỏ chưa được khai thác theo báo cáo của các nhà khoa học Mỹ.

    Nga đang có những động thái rõ rệt trong việc tuyên bố lãnh thổ với vùng lớn của Bắc cực, trong đó có thể chứa lượng dầu mỏ khổng lồ lên tới 10 tỷ tấn. Trước động thái đó, chính quyền Mỹ cũng gửi tàu phá băng tới nhằm vẽ bản đồ lãnh thổ trên khu vực Alaska.

    Còn ở phía Nam, cũng có những giả thuyết rằng, có trữ lượng khí gas nằm ở thềm lục địa phía Nam này, đặc biệt là khu vực dưới biển Ross, nhưng việc khai thác bị hạn chế hoàn toàn do Hiệp ước Nam Cực.


    Một trữ lượng dầu khổng lồ còn ẩn chứa dưới những lớp băng Bắc Cực
    Chim cánh cụt và gấu
    Những chiếc thiệp giáng sinh hay quảng cáo thương mại của Coke thường gộp chung hộ khẩu cho gấu trắng và chim cánh cụt.

    Trên thực tế, chim cánh cụt chỉ sống ở Nam cực và loài gấu trắng chỉ sống ở Bắc cực. Vì vậy, những chú chim cánh cụt ục ịch không thể là con mồi ngon lành cho những chú gấu khổng lồ.
    Nơi trú ngụ của ông già Noel
    Mỗi mùa Giáng sinh, hàng ngàn bức thư được gửi tới cho ông già Noel ở Bắc Cực… Thế nhưng, ông già Noel ở chỗ nào ở Bắc Cực. Người Phần Lan tự cho rằng ông già Noel là “công dân” của họ. Nhưng 17788 người Mỹ ở Alaska cũng quảng cáo mã vùng của họ là địa chỉ của ông già Noel. Alaska là vùng sinh sống ưa thích của những chú tuần lộc to lớn, động lực chính của phương tiện di chuyển giúp ông già Noel phát quà trên toàn thế giới.
    Cuộc chiến của cái lạnh
    Cực Nam lạnh đến nỗi mà tuyết không thể tan ở nhiều nơi trên lục địa băng này. Nhiệt độ trung bình của vùng là khoảng – 49 độ C và đây chính là nơi có lạnh nhất trên Trái Đất.

    Trong khi đó, nhiệt độ trung bình của mùa đông ở Bắc Cực chỉ khoảng -34 độ C, nhưng nó ấm hơn vào mùa hè. Kỷ lục nhiệt độ thấp nhất được ghi nhận trên Trái Đất là – 89,6 độ C, ghi được vào ngày 21/7/1983 tại trạm Vostok gần cực Nam.
    Lỗ hổng ở tầng Ozone
    Trong khi một lỗ hổng ở tầng ozone Nam Cực đang ngày càng rộng ra, gấp ba lần diện tích bề mặt của Mỹ, thì Bắc Cực cũng đang rơi vào thảm họa tương tự.

    Tuy nhiên, có một sự thật là không hề có một lỗ hổng thực sự. Khái niệm “lỗ hổng” ở đây chỉ một vùng khí quyển không chứa ozone, hóa chất giúp bảo vệ hành tinh của chúng ta khỏi tác hại của bức xạ mặt trời.

    Sự mất mát ozone ở bán cầu Bắc thấp hơn so với phía Nam bởi vì nhiệt độ của Bắc cực ấm hơn đã giới hạn sự hình thành của lớp mây tầng bình lưu, nguyên nhân gây ra sự phá hủy ozone.
    Băng tan
    Lớp băng đang ngày càng mỏng hơn – đó là lời cảnh báo của các nhà nghiên cứu.

    Bắc Cực rất nhạy cảm với sự thay đổi của điều kiện khí hậu. Nhiệt độ ấm hơn trong suốt những tháng mùa hè làm tan những lớp băng dày 4-5m. Các nhà khoa học còn dự báo rằng, những lớp băng dày tới 3,2 km ở quần đảo Greenland đang tan chảy rất nhanh, khiến nó có thể chỉ còn một nửa vào cuối thế kỷ này.

    Còn với Nam Cực, các nghiên cứu cũng nhận ra, băng đang tan, và không ai muốn điều ấy xảy ra, bởi nếu thế, mực nước biển sẽ tăng tới 60m, một con số không ấn tượng nhưng có thể gây thảm họa trên nhiều phần còn lại của trái đất.​[/SPOILER]
    <div style="padding-left: 30px"><div style="padding-left: 30px">Technical Specs
    -----------------------
    Video Container: Matroska
    Video Encoder: x264
    Encoding Type: 2 Pass - High@L4.1
    DXVA Compliancy: Yes
    Header Compression: None
    Video Aspect Ratio: 16:9 [1920x1080 pxls]
    Frame Rate: 25 FPS
    Audio 1st: 1510 Kbps DTS 6 chnls Core English DTSHD-MA
    Subtitles: Eng
    Chapters Menu: Included (Untitled)
    Source: BBC.Frozen.Planet.1080i.UK.BluRay.AVC.DTSMA.5.1-EbP​</div></div>


    BluRay vs D-Z0N3

    BBC.Frozen.Planet.E01.To.The.Ends.Of.The.Earth.201 1.1080p.BluRay.DTS.x264.D-Z0N3


    BBC.Frozen.Planet.E02.Spring.2011.1080p.BluRay.DTS .x264.D-Z0N3


    BBC.Frozen.Planet.E03.Summer.2011.1080p.BluRay.DTS .x264.D-Z0N3


    BBC.Frozen.Planet.E04.Autumn.2011.1080p.BluRay.DTS .x264.D-Z0N3


    BBC.Frozen.Planet.E05.Winter.2011.1080p.BluRay.DTS .x264.D-Z0N3


    BBC.Frozen.Planet.E06.The.Last.Frontier.2011.1080p .BluRay.DTS.x264.D-Z0N3


    BBC.Frozen.Planet.E07.On.The.Ice.2011.1080p.BluRay .DTS.x264.D-Z0N3


    BBC.Frozen.Planet.Science.At.The.End.Of.The.Earth. 2011.1080p.BluRay.DTS.x264.D-Z0N3
    </div>
    </div>




    đã có bản tiếng Việt
    http://subscene.com/subtitles/bbc-frozen-planet-complete-series/vietnamese/1283556​


    Dung lượng: 70 GiB




    Link đã được ẩn: Bạn click nút Like để lấy link download nhé.

    <div style="padding-left: 30px"><div style="padding-left: 30px">1080p:
    BBC: Frozen Planet 2011 1080p BluRay DTS x264-D-Z0N3 - {70 GiB} Download Download2 | Phụ Đề

    mHD:
    BBC: Frozen Planet 2011 mHD BluRay DD5.1 x264-TRiM - {9.6 GiB} Download | Phụ Đề ​</div></div>


    .o0o Tổng hợp phim TÀI LiỆU - Khoa Học - Lịch sử - Documentary o0o.
    __________________________________________________ ________________

    KHO PHiM HD, BluRay - Update hàng ngày | Xuân Bính thân 2016
    Series/Collection | HOT/Bom Tân | Blu-ray ISO/Remux | Asia | USA - EU | Cô Trang | Sniper | Lông tiêng | Vietnamese
    Incest | LGBT | ROCK/DemoWorld | Ghibli | New year/Christmas | Van Damme | Bruce Lee | Diep Van | Hoang Phi Hong
    Star Wars | 007 | The Hunger Games | Mad Max | Fast and Furious
    __________________________________________________ ________________​

    View more random threads:


  2. #2
    Ngày tham gia
    Mar 2014
    Bài viết
    0
    Bác chủ xem lại giúp bản 1080 trong folder pack1 có đúng là phim frozen planet 2011 không ? Mình thấy tên lạ lạ, mà cũng chưa đủ 7 tập à. Ở pack2 thì đúng E07 rùi.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Mar 2014
    Bài viết
    0
    Cám ơn bạn đã nhắc.
    Mình đưa nhầm sang bộ Human Planet.

    Đã fix.

 

 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •