Bình Tây Đại Nguyên Soái 2015 1080i HDTV AAC 2 0 H.264-NTV (Full 40EPs)

Anh hùng Trương Ðịnh

<div style="text-align: center">



(Huỳnh Trường Thịnh, Lý Anh Tuấn, Thái Huy, Thanh Mai, Khánh Uyên, Na Anh)

​</div>
Thông tin phim. Click HERE:



[SPOILER]
<div style="padding-left: 30px"><div style="padding-left: 30px">Bình Tây Đại Nguyên Soái là một trong những bộ phim hiếm hoi làm về đề tài lịch sử ca ngợi các vị anh hùng của dân tộc. Nhân vật chính trong tác phẩm lần này chính là anh hùng Trương Định - một vị anh hùng được sinh ra ở Gò Công - Tiền Giang. Ông là người có công khai hoang lập ấp ở miền Nam. Và vì muốn tham gia chống Pháp, ông đã từ quan triều Nguyễn để thực hiện hoài bão của mình. Ngày 20 tháng 8 năm 1864, trong một trận chiến đấu quyết tử với giặc, ông bị bắn gẫy xương sống. Không để rơi vào tay giặc, Trương Định đã rút gươm tự sát để bảo tồn khí tiết khi mới 44 tuổi.
Review phim


Bộ phim được đầu tư hơn 16 tỉ đồng này có bối cảnh trải dài trên 10 tỉnh, thành từ Thừa Thiên - Huế đến miền Tây Nam Bộ, tái hiện cuộc kháng chiến chống Pháp đã để lại dấu son chói lọi trong lịch sử cận đại của nghĩa quân Trương Ðịnh (giai đoạn 1859-1864).

Cảnh trong phim Bình Tây đại nguyên soái(Ảnh do đoàn phim cung cấp)

Bình Tây đại nguyên soái được đạo diễn Nguyễn Quốc Hưng - Phó Giám đốc Hãng phim TFS - đánh giá cao và cho rằng đây là một phim lịch sử rất đáng xem. Ðạo diễn Phan Hoàng cho biết bộ phim cũng đã được thẩm định chất lượng rất kỹ, từng chi tiết nhỏ đều được quan tâm, góp ý. Từng lựa chọn mạo hiểm gương mặt mới Lý Anh Tuấn cho vai anh hùng Nguyễn Trung Trực trước đó, lần này, đạo diễn Phan Hoàng tiếp tục giới thiệu một gương mặt còn rất trẻ: Huỳnh Trường Thịnh vào vai anh hùng Trương Ðịnh. Ngoài Thạch Kim Long, các vai thứ, phụ của bộ phim này cũng do các gương mặt trẻ thể hiện: Thái Huy, Thanh Mai, Khánh Uyên, Na Anh…

Bình Tây đại nguyên soái lên sóng
TT - Sau một chặng đường dài gian khó, Bình Tây đại nguyên soái - bộ phim lịch sử hiếm hoi kể về cuộc đời của anh hùng dân tộc Trương Ðịnh - sẽ lên sóng HTV9 lúc 17g30 hằng ngày từ hôm nay, 29-5 (phát lại trên kênh HTV Thuần Việt lúc 19g15).


Cảnh trong phim Bình Tây đại nguyên soái - Ảnh: Cửu Long Phim


Huỳnh Trường Thịnh (vai anh hùng Trương Định)
trong phim Bình Tây đại nguyên soái - Ảnh: H.Lê

Thở phào nhẹ nhõm, đạo diễn Phan Hoàng chia sẻ: "Trong thời gian hai năm sản xuất, có những lúc khó khăn quá chúng tôi tưởng chừng phải bỏ cuộc giữa chừng. Ðôi lúc tôi ngồi lặng người muốn rơi nước mắt"...

Hơn 5.000 diễn viên và 50 con ngựaTái hiện chân dung vị anh hùng dân tộc có công khẩn hoang lập ấp tại miền Nam và giũ áo từ quan nhà Nguyễn để khởi binh chống Pháp vào những năm 1860, khó khăn đầu tiên mà đoàn phim đối diện là tìm trường quay. Suốt tám tháng khởi quay, đoàn phim đã rong ruổi 10 tỉnh thành trong cả nước như Huế, Ðà Lạt, Ðồng Nai, Vũng Tàu, Tiền Giang... để tái hiện những cảnh xưa. Phim quy tụ đến 200 diễn viên chính phụ, 100 diễn viên Pháp, 4.800 diễn viên quần chúng và 50 con ngựa chiến.

Ðạo diễn Phan Hoàng đùa vui: Bình Tây đại nguyên soái có thể được ghi vào sách kỷ lục quốc gia về số lượng diễn viên quần chúng đông nhất, diễn viên nước ngoài nhiều nhất và cả ngựa đóng phim nhiều nhất.

Khá nhiều sự cố hi hữu diễn ra suốt quá trình quay, như diễn viên liên tục bị xỉu vì làm việc quá sức, xe tải của đoàn phim trên đường đi bị lật vì nổ bánh xe do mặt đường quá xấu, "đụng độ" trường quay khiến đoàn phim phải lao đao tìm một trường quay khác.

Ðạo diễn Phan Hoàng nhớ lại: "Sau ngày đầu tiên quay suôn sẻ ở phim trường bất đắc dĩ là trường bắn đạn thật của Quận đội 9, chúng tôi trở lại quay tiếp phần sau thì gặp sự cố. Một trong chín con ngựa thuê bỗng dưng lăn đùng ra chết. Thế là đoàn phim phải thuê ngựa khác và quay lại từ đầu. Sau khi kết toán, cô kế toán báo tin buồn: đoàn phim coi như mất trắng... 48 triệu đồng".

Bình Tây đại nguyên soái ứng dụng khá nhiều kỹ thuật 3D vào phim: từ cảnh cháy nổ, cá sấu ăn thịt, hổ vồ, tường thành, tàu chiến Pháp tấn công vùng biển, thậm chí cả việc nhân người lên cho cảnh quay hoành tráng... Theo đạo diễn Phan Hoàng, việc ứng dụng kỹ thuật 3D giúp bảo đảm sự an toàn cho các diễn viên trong cảnh cháy nổ, mặt khác giúp giải quyết một số cảnh không thể nào quay được, tuy nhiên kinh phí đội lên đến ba lần. "Nếu cho nổ thật thì chi phí một kíp nổ khoảng 1 triệu đồng, nhưng cũng cảnh như vậy mà dùng kỹ thuật 3D chúng tôi phải chi 3 triệu đồng" - anh nói.Chọn lịch sử... làm lối thoát

Với hơn 16 tỉ đồng được HTV duyệt cho 40 tập, như vậy chi phí trung bình mỗi tập phim Bình Tây đại nguyên soái trên 400 triệu đồng, chỉ nhỉnh hơn gấp đôi so với phim tâm lý xã hội (180 triệu đồng/tập). Có thể thấy đoàn làm phim đã cố gắng làm tốt nhất trong điều kiện "liệu cơm gắp mắm". Những hình ảnh đầu tiên của tập 9 được chiếu trong buổi họp báo đã thể hiện rõ điều này. So với bộ phim Anh hùng Nguyễn Trung Trực (cũng do Hãng phim Cửu Long, đạo diễn Phan Hoàng thực hiện, từng phát sóng trên HTV9) thì cảnh chiến đấu trong Bình Tây đại nguyên soái nhanh hơn, hoành tráng hơn... Bên cạnh đó, âm nhạc (do nhạc sĩ Bảo Chấn viết ca khúc) trong phim cũng tạo không khí hào hùng. Tuy nhiên đôi chỗ mạch phim còn hơi dài dòng theo lối kể...

"Làm phim lịch sử chịu nhiều thiệt thòi, trong khi phim tâm lý xã hội hiện đại một năm làm được 3-4 phim, Bình Tây đại nguyên soái mất sáu tháng chuẩn bị, tám tháng quay, sáu tháng làm hậu kỳ. Nếu tính yếu tố kinh doanh thì rõ ràng không thể bằng phim tâm lý hiện đại được. Mặt khác, phim lịch sử rất kén khán giả. Ðây cũng là thể loại phim bị khán giả săm soi nhiều nhất" - đạo diễn Phan Hoàng kể khổ.

Nhưng rồi đạo diễn lại tha thiết khẳng định nếu có điều kiện vẫn tiếp tục theo đuổi dòng phim lịch sử, bởi theo anh: "Dòng phim này giúp tôi tìm được một lối thoát. Phần lớn các phim Việt hiện nay khai thác đề tài tâm lý xã hội và đều né đề cập những bức xúc gai góc của cuộc sống. Người nghệ sĩ không trọn vẹn cống hiến cho nghệ thuật. Phim lịch sử thật ra không nhiều ý nghĩa cao siêu nhưng có giá trị đích thực, giúp người xem phần nào thêm hiểu lịch sử nước nhà".

Huỳnh Trường Thịnh: khó nhất là vào vai Trương Định tuổi 40

Ðảm nhận vai anh hùng Trương Ðịnh là diễn viên trẻ xuất thân từ người mẫu Huỳnh Trường Thịnh, từng tham gia các phim như Lục lạc huyền bí, Ðồng tiền muôn mặt, Truy tìm kho báu, Số phận bị đánh cắp, Một nửa yêu thương... Anh cho biết: "Bình Tây đại nguyên soái là bộ phim lịch sử đầu tiên tôi tham gia. Khó nhất là khi hóa thân vào Trương Ðịnh lúc ông bước vào tuổi 40 vì tôi chưa có nhiều kinh nghiệm sống. Tôi dành nhiều thời gian đi học võ, nghiên cứu kịch bản, tập cách đi đứng, tác phong của người xưa. Những ngày đầu tiên bấm máy, tôi hơi bỡ ngỡ nên phải gồng mình để cho ra một vị tướng. Càng về sau, nhân vật thấm vào người nên không phải gồng nữa, không chạy theo nhân vật nữa".

Phim dài 40 tập do Phạm Thùy Nhân viết kịch bản. Ngoài Huỳnh Trường Thịnh, phim còn có sự tham gia của các diễn viên Thái Huy, Thanh Mai, Khánh Uyên, Na Anh, Khánh Hòa, Thạch Kim Long...

HOÀNG LÊ

-------------------------------------------------------------------

Bình Tây Đại Nguyên Soái – Trương Công Định

Ngày 20/8 hằng năm, tỉnh Tiền Giang tổ chức trọng thể lễ giỗ 150 năm ngày mất của anh hùng dân tộc Trương Định (20/8/1864 ) tại thị xã Gò Công, nhân dân bày tỏ lòng kính trọng Bình Tây đại nguyên soái.


Bình Tây Đại Nguyên Soái – danh hiệu do nhân dân tặng

Giai thoại Bình Tây Đại Nguyên Soái:

Trương Định sinh năm 1820 tại làng Tư Cung, phủ Bình Sơn (nay là xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi), là con quan Trương Cầm, Hữu Thủy vệ úy, Lãnh binh tỉnh Gia Định.

Năm 1844, Trương Định theo cha vào Nam và cưới vợ là con gái một hào phú huyện Tân Hòa (Gò Công). Khi cha qua đời, Trương Định ở lại quê vợ.

Năm 1854, Trương Định xuất tiền của, chiêu mộ dân nghèo lập đồn điền Gia Thuận, được phong chức Quản cơ đồn điền. Tháng 2-1859, quân Pháp đánh thành Gia Định, Trương Định đưa cơ binh gia nhập quân đội triều đình chống giặc, thường đi tiên phong lập nhiều chiến công. Một trong những chiến công nổi tiếng là phục kích giết chết tên đại úy Pháp Barbe.

Tháng 2-1861, sau khi đại đồn Chí Hòa thất thủ, Trương Định đưa quân về đồn cũ Tân Hòa, chiêu mộ thêm quân sĩ tiếp tục đánh Pháp. Tháng 3-1862, nghĩa quân Trương Định tấn công tiêu diệt nhiều giặc Pháp, chiếm lại Gò Công. Ngày 5-6-1862, triều đình ký Hòa ước Nhâm Tuất, trao ba tỉnh miền Đông cho Pháp, vua hạ lệnh cho Trương Định bãi binh, đi vềAn Giang nhận chức lãnh binh. Ngay thời khắc đó Trương Định đã khước từ, không tuân theo triều đình. Sau đó, ông tiếp tục phát động phong trào khỏi nghĩa tiếp tục chống Pháp và nhân dân đã tặng ông danh hiệu Bình Tây đại nguyên soái.

Tháng 1-1863, Trương Định tập kích pháo hạm Alarme, tấn công nhiều đồn giặc và bẻ gãy cuộc tấn công quy mô của giặc Pháp vào Gò Công. Sau khi rút khỏi Tân Hòa, Trương Định lập căn cứ Lý Nhơn. Tháng 9-1863, Pháp tấn công Lý Nhơn, Trương Định phá vòng vây, về Gò Công lập căn cứ Đám lá tối trời, ven biển Gò Công.

Ngày 20-8-1864, tên Huỳnh Công Tấn phản bội, chỉ điểm cho giặc Pháp bất ngờ bao vây đánh úp. Trong cuộc chiến không cân sức, Trương Định bị trọng thương. Không để rơi vào tay giặc, Trương Định dùng gươm tuẫn tiết, khi vừa tròn 44 tuổi.


Mộ và đền thờ Nguyễn Trung Trực

Sau khi Trương Định mất, Bà Trần Thị Sanh người vợ thứ của Trương Định đã nhận thi hài của ông mang về an táng trọng thể tại trung tâm thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Để tưởng nhớ người anh hùng dân tộc, nhân dân Gò Công lập đền thờ ông tại Gò Công. Ban đầu làm nhà tranh vách đất. Sau này, mộ được xây bằng đá ong với hồ ô dước (vôi đường mật và cây ô dước). Diện tích toàn ngôi mộ là 67,263m2 , chiều dài: 9,95m kể cả vòng tường ngoài cùng, ngang: 6,75m, vòng tường ngoài có 04 trụ cao 1,16m mỗi cạnh 54cm trên 04 trụ bốn góc có 04 hoa sen. Vòng tường nầy cao 70cm xây bằng đá xanh năm 1956. Mộ có 02 bia: 01 phía trước mộ, 01 phía cuối mộ. Mỗi bia đều có mái che hình thức màu như ngói nhưng bằng vôi, cát.

Trong khuôn viên trước đền có tượng bán thân Trương Định do Tạp chí Xưa & Nay trao tặng vào năm 2009. Bức tượng này do điêu khắc gia Lâm Quang Nới phác thảo dựa vào tư liệu ký họa do Pháp để lại, các nghệ nhân đúc đồng Huế thực hiện khâu kỹ thuật.

Đền và mộ Trương Định ở thị xã Gò Công được bộ văn hóa công nhận di tích lịch sử – văn hóa vào ngày 6/12/1989 (?). Trong đền thờ có quyển sách gỗ độc bản “Tiểu sử Trương Định” viết bằng ba thứ tiếng: Việt, Anh, Pháp. Tại quảng trường trung tâm thị xã Gò Công còn có tượng đài Trương Định. Cả ba được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam tôn vinh giá trị kỷ lục.


Bình Tây Đại Nguyên Soái – khởi nghĩa

Những câu nói, lời tuyên bố và những lời ca ngợi đối với vị anh hùng này:

+ “Nhật nguyệt chiếu đan tâm; Sơn hà thu chánh khí”. (Cổng đền thờ có cặp liễn đối ca tụng công đức cao vời của Trương công).

+ “Triều đình Huế không nhìn nhận chúng ta, nhưng chúng ta cứ bảo vệ Tổ quốc chúng ta”. “Muốn trở lại y như thuở xưa, dân chúng ba tỉnh yêu cầu chúng tôi đứng đầu khởi nghĩa, chúng tôi không thể làm gì khác. Chúng tôi chuẩn bị chiến đấu và hướng đông cũng như hướng tây, chúng tôi chống đối và chiến đấu. Chúng tôi sẽ đánh ngã giặc cướp…”. (Trích thư Trương Định gởi các quan ở Vĩnh Long tuyên bố ly khai Nam triều, tháng 2-1863. Dịch ra là: lời tuyên bố hào hùng của Trương Định trước thư dụ hàng của thiếu tướng Pháp Bonard vào cuối năm 1862)

+ “Chúng ta thề sẽ đánh mãi và đánh không ngừng. Khi ta thiếu tất cả ta sẽ bẻ nhánh cây làm cờ, lấy gậy gộc làm võ khí cho quân lính ta…” (Tuyên bố của Trương Định nhân danh toàn thể dân chúng Gò Công gởi cho giặc Pháp sau khi Gò Công thất thủ lần thứ hai, tháng 2-1863).

+ “Lòng dân đã muốn ta lên làm nguyên nhung ba tỉnh, ta trông vào lòng dân yêu thương không phai lạt của mọi người đối với ta. Thế là xong bất dung tha giặc cướp…”, (Hịch Trương Định, tháng 8-1864).

+ “Trái chúa thuận lòng dân sự nghiệp sáng choang cờ đại soái; Quên thân trừ giặc nước cơ đồ hồng thắm chí Trương công”. Trong khuôn viên Đền thờ anh hùng dân tộc Trương Định.

HDV

-------------------------------------------------------
Đi tìm hậu duệ Bình Tây đại Nguyên soái Trương Định
Bình Tây đại Nguyên soái Trương Định rút gươm tự sát tại Gò Công, Tiền Giang ngày 20/8/1864 để giữ tròn khí tiết khi bị thương, và rơi vào vòng vây của giặc Pháp. Đúng 150 năm sau, tại quê hương Tịnh Khê, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi, sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm ngày Trương Định tuẫn tiết, và đón nhận bằng di tích Quốc gia Nhà lưu niệm anh hùng dân tộc Trương Định.

Phóng viên Thể thao & Văn hóa đã tìm về quê gốc của Bình Tây đại nguyên soái với hy vọng gặp được các hậu duệ của ông.

Đến nay vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải rõ ràng, dù ở Tịnh Khê có những người mang dòng họ Trương được cho là hậu duệ đằng nội của Trương Định.

Chúng tôi tìm đến nhà ông Trương Văn Thanh, trưởng tộc của dòng họ Trương ở xóm Khê Thương, thôn Tư Cung. Ông Thanh năm nay 62 tuổi cho biết: “Đáng tiếc, gia phả dòng họ Trương chúng tôi đã bị chiến tranh, bom đạn đốt cháy, nếu không thì mọi chuyện đã rõ ràng. Nhưng, nghe bác tôi là ông Trương Hợi (đã chết) kể lại, thủy tổ dòng họ Trương của chúng tôi có nguồn gốc ngoài Bắc, di cư vào đây lập làng. Cụ thủy tổ sinh ra được 5 người con, chia thành 5 nhánh (nhánh của cụ Trương Định là nhánh trưởng), 5 nhánh này vẫn tồn tại đến ngày nay, trong đó, nhánh của tôi là trưởng nam nhà thờ họ Trương, nên cứ đến ngày 2 tháng Chạp hằng năm các nhánh lại cùng quy tập về đây để dẩy mộ”.

Nhà lưu niệm anh hùng dân tộc Trương Định tại xã Tịnh Khê, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi

Nếu đúng như lời ông Thanh kể, theo logic danh tướng Trương Định sẽ nằm cùng nhánh với trưởng nam nhà thờ họ Trương. Tuy nhiên, khi nhìn lên bàn thờ tổ tiên của gia đình chúng tôi không thấy bài vị của cụ Trương Định nên đã đặt câu hỏi với thân chủ.

Ông Trương Văn Thanh giải thích: “Tôi là hậu duệ đời thứ 16 của dòng họ Trương, trải qua bao nhiêu đời tôi cũng không nắm rõ được mọi chuyện, chỉ nghe ông Trương Hợi, bác ruột tôi kể lại. Sau khi cụ Trương Định hy sinh ở trong Nam, lính triều đình đã mang bài vị của cụ về tại cái giếng nước nằm ngoài đường, và gọi cụ Trương Hợi ra rước vào nhà để thờ tự. Tuy nhiên, vì sợ giặc Pháp khi đó chặt đầu nên cụ Trương Hợi không dám nhận, và bài vị ấy đã được đưa đi tới nơi khác”.

Trước lời kể có phần mơ hồ của ông Trương Văn Thanh (bởi tính theo tuổi đến năm 2014 cụ Trương Định mới 194 tuổi, nếu đời thứ 16 thì không thể đúng), chúng tôi đã tìm đến nhánh thứ hai của dòng họ Trương, ông Trương Tất (53 tuổi, hiện đang là Phó hiệu trưởng trường cấp 2 Võ Bẩm) để tìm hiểu thêm. Tuy nhiên, ông Tất cũng cho rằng, “gia phả họ Trương không còn nên mọi thứ không thể chứng minh rạch ròi được, chúng tôi vẫn chờ chính quyền đưa ra kết luận cuối cùng”.

Cần có một công trình nghiên cứu chuyên biệt

Ông Trương Thanh Thảo, chủ tịch UBND xã Tịnh Khê cho biết: “Hiện nay, ông Trương Văn Thanh (Trưởng tộc họ Trương ở xóm Khê Thượng, thôn Tư Cung) được cho là có quan hệ dòng tộc với cụ Trương Định, nhưng chỉ dựa theo những lời kể, chứ thực tế vẫn chưa có cái gì để chứng minh”.

Theo tiến sỹ Nguyễn Đăng Vũ (Giám đốc Sở VH,TT&DL Quảng Ngãi), hiện nay chỉ mới xác định được dòng họ ngoại của Trương Định ở làng Hòa Bân, xã Tịnh Thiện, TP Quảng Ngãi. Để xác định hậu duệ đằng nội của Trương Định, ông Vũ cho rằng nên cần thiết có một công trình nghiên cứu chuyên biệt, cụ thể về cuộc đời Trương Định tại Tịnh Khê, và những dòng họ gốc gác của Trương Định, bắt đầu từ các thư tịch, gia phả, tài liệu lưu trữ trong nước và ngoài nước (đặc biệt là ở Pháp). Bởi theo ông Vũ, hiện ở Tịnh Khê có ít nhất ba dòng họ Trương đều nhận anh hùng dân tộc Trương Định thuộc nhánh họ của mình.

Giáo sư Trần Văn Giàu, trong tác phẩm “Chống xâm lăng” đã viết: “Trương Định thật sự là một vị anh hùng xuất chúng, xuất chúng nhất nhì trong cuộc Nam Kỳ kháng chiến”.

Thực tế, tấm lòng yêu nước, vì dân của Trương Định đến nay vẫn là một tấm gương sáng ngời cho các thế hệ trẻ noi theo. Tuy nhiên, quả thật đáng tiếc nếu như gốc rễ của một vị anh hùng dân tộc mãi mãi ở trong vòng bí ẩn.

Khí tiết người anh hùng

Trương Định còn có tên là Trương Công Định. Ông sinh năm 1820 tại làng Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Đến năm 24 tuổi (1844) ông theo cha là Trương Cầm, người giữ chức Chưởng lý Thủy sư vào Gia Định.

Cuối năm 1864, trong một trận chiến tại căn cứ Tân Hoà, ông rơi vào vòng vây của quân Pháp. Trương Định và lực lượng nghĩa quân quyết tử chiến với giặc. Trong lúc chiến đấu, ông bị đạn bắn gãy xương sống. Không để rơi vào tay giặc, Trương Định rút gươm tự sát vào ngày 20/8/1864, tại Gò Công, Tiền Giang để bảo tồn khí tiết khi mới 44 tuổi.

Đăng Khoa
Thể thao & Văn hóa
-------------------------------------------------------

Hàng nghìn người tưởng niệm Bình Tây Đại Nguyên Soái

Sáng 17/8, hàng nghìn người dân từ khắp mọi miền cả nước về xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi dâng hương hoa tưởng niệm 150 năm ngày anh hùng dân tộc Trương Định tuẫn tiết.

Từng đoàn người đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước nối nhau dâng hoa, dâng hương tưởng niệm 150 ngày anh hùng dân tộc Trương Định tuẫn tiết ở đền thờ của ông tại xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi. Ảnh:Trí Tín.

Trước đó, tối 16/8, Quảng Ngãi tổ chức lễ tưởng niệm và chương trình nghệ thuật “Anh hùng dân tộc Trương Định - người con ưu tú của Quảng Ngãi".

Tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Lê Viết Chữ nhấn mạnh, anh hùng Trương Định là hình ảnh tiêu biểu của nhân dân Gò Công, của nhân dân Nam Bộ bất khuất chống Pháp xâm lược.

Ông là người con ưu tú, góp phần làm rạng rỡ quê hương Quảng Ngãi kiên cường. Đối với nhân dân Quảng Ngãi, phẩm chất anh hùng và sự hy sinh cao cả của ông trở thành một tấm gương mãi mãi sáng ngời cho thế hệ mai sau noi theo.

Anh hùng Trương Định sinh năm 1820, ở làng Tư Cung, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh (nay là TP Quảng Ngãi). Năm 24 tuổi, ông theo cha vào miền Nam chiêu mộ dân cày, khẩn hoang lập ấp, trở thành bậc tiền hiền mở đất khai khẩn vùng Tân An, Định Tường, nay thuộc huyện Gò Công Đông (Tiền Giang).

Năm 1854, nước nhà nguy biến, Trương Định xuất tiền chiêu mộ dân nghèo, lập đồn điền Gia Thuận. Ông được phong chức Phó quản cơ, rồi Quản Cơ. Tháng 2/1859, khi Pháp tấn công thành Gia Định, Trương Định đem quân đồn điền tham gia chống lại và cùng với quân triều đình lập được nhiều chiến công vang dội.

Năm 1862, triều đình ký hòa ước Nhâm Tuất, giao 3 tỉnh miền Đông cho Pháp, hạ lệnh cho Trương Định bãi binh và đi nhận chức Lãnh binh ở An Giang. Theo yêu cầu của nhân dân và các nghĩa sĩ, Trương Định đã khước từ lệnh của triều đình và nhận danh hiệu Bình Tây Đại Nguyên Soái, tiếp tục cuộc chiến đấu chống Pháp.

Rạng sáng 20/8/1864, Pháp bất ngờ bao vây đánh úp nghĩa quân tại Đám Lá Tối Trời (nay thuộc huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang), Trương Định bị trọng thương. Không chịu rơi vào tay quân Pháp, ông đã rút gươm tự vẫn bảo toàn khí tiết khi tròn 44 tuổi.

Trí Tín​[/SPOILER]
<div style="padding-left: 30px"><div style="padding-left: 30px">Format : MPEG-TS
File size : 74.5 GiB
Duration : 43mn 51s
Overall bit rate mode : Variable
Overall bit rate : 243 Mbps

Video
Format : AVC
Duration : 43mn 51s
Bit rate : 231 Mbps
Width : 1 920 pixels
Height : 1 080 pixels
Frame rate : 25.000 fps

Audio
Format : MPEG Audio
Bit rate : 192 Kbps
Channel(s) : 2 channels​</div></div>




</div>
</div>




Dung lượng: 77 GiB




Link đã được ẩn: Bạn click nút Like để lấy link download nhé.




.o0o Tổng hợp phim truyện của điện ảnh Việt Nam! o0o.

.o0o Tổng hợp TV series kinh điển! o0o.
__________________________________________________ ________________

KHO PHiM HD, BluRay - Update hàng ngày | Xuân Bính thân 2016
Series/Collection | HOT/Bom Tân | Blu-ray ISO/Remux | Asia | USA - EU | Cô Trang | Sniper | Lông tiêng | Vietnamese
Incest | LGBT | ROCK/DemoWorld | Ghibli | New year/Christmas | Van Damme | Bruce Lee | Diep Van | Hoang Phi Hong
Star Wars | 007 | The Hunger Games | Mad Max | Fast and Furious
__________________________________________________ ________________​